vietnamese Tiếng Việt english English Giới Thiệu
Hôm nay:
Tin mới đăng:

Bác bảo với tôi bác đã già
Già rồi sao bác vẫn chơi Hoa ?
Sáng Hồng, tối Huệ, trưa Đào, Liễu
Nửa đêm mất ngủ với Quỳnh, Giao
Lao đao thế cổ gốc sung già
Chơ vơ hai quả nơi mỏm đá
Một gốc mọc lên chốn thủy hà
Lại ở chỗ kia bác trồng si
Bác chờ đợi chi ở gốc si
Phải chăng quê bác đang nắng cực
Mải miết đợi chờ một buổi mưa !

Thơ,Văn Học Nghệ Thuật


Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Tác giả: GS.TS CAO NGỌC LÂN
              (Đại học Quốc tế Thành công Đài Loan)
1. Tả Ao để mộ tổ cho nhà Trạng Lợn Dương Đình Chung
Vào thời nhà Lê, họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Đến đời ông Dương Đình Lương thì sa sút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.
Hai vợ chồng ông tuy sống bằng nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thật thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ Trời Phật rất mực, chứ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.
Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.
Lương ông đáp:
- Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì sẽ lỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày. Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.
Ông khách mừng rỡ.
- Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.
Lương ông đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp:
- Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.
Hai người trò chuyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.
Thì hóa ra ông nọ là một thầy địa lý đang đi xem đất, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền lành, Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý.
Tả Ao hỏi Lương ông:
- Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quý cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?
Lương ông đáp:
- Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.
Tả Ao gật đầu:
- Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt mả tổ cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.
Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Lương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lương ông lại càng cố tu nhân tích đức. Được gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ.
Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò gọi là gò Thần Đồng. Lần nào đi chợ về Lương ông cũng thấy trong lùm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:
- Thầy ơi, lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.
Lương ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:
- Ờ để lần sau thầy mua quà cho con.
Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:
- Đứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.
Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:
- Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.
Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chợ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Ông biết đây không phải là người mà là ma. Một lần đi qua để quà xong ông hỏi: “Con có thể về làm con của ta được không?” Đứa bé nói: “Thế con ở với thầy được bao lâu?” Ông nói: “Thầy mua cho con bao nhiêu lần quà thì con ở với thầy bấy nhiêu năm”. Ông nhẩm tính mình đã mua được bảy mươi hai lần. Khi về đến nhà thì Lương bà chuyển bụng sanh được một con trai. Đứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.
Lương ông đặt tên cho con trai là Chung Nhi. Tục truyền vua Lê Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi. Cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy. Sau này cả ba  người này cứu vua Lê Thánh Tông thoát nạn Lê Nghi Dân cướp ngôi. Cả ba ông giúp vua Lê Thánh Tôn đánh giặc Chiêm thành ở phía nam, đi sứ ngoại giao với triều Minh ở phương Bắc, làm cho Lê Thánh Tông trở thành ông vua nổi tiếng trong lịch sử.
2. Cứu vua nhờ mộ kết phát
Một ngày nọ, Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh. Khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.
Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi:
- Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui.
Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão:
- Cháu mời ông dùng cơm…
Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối. Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân:
- Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy địa lý Tả Ao đây!
Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền quỳ lạy xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp:
- Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ…
Anh nông dân trả lời:
- Ông dạy quá lời, nhà cháu mấy đời nay đều là nông dân chân lấm tay bùn, bần hàn, đi cày thuê cuốc mướn kiếm cơm qua ngày, mong gì nở mày nở mặt với ai?
- Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quiý trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho.
Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha anh ta. Tả Ao xem xong mới truyền:
- Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi.
Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn. Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn:
- Anh nhớ không cho ai biết chuyện này. Một trăm ngày nữa, vào ngày mùi tháng ngọ, đúng giờ tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: “Con xin cứu ngài!”, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết.
Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu.
Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời. Quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to:
- Thưa ngài, con xin cứu ngài!
Nói đoạn ghé vai cõng người ấy chạy một mạch về giấu trong nhà. Người ấy dáng chừng sợ hãi, suốt ngày im lặng nghe ngóng động tĩnh. Anh nông dân cũng chẳng hỏi thân thế của người đàn ông ấy đang lo sợ đến quên ăn mất ngủ.
Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai đang giữ vua ở đâu thì báo cho quan quân kịp đưa vua về kinh. Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.
Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể. Như vậy, ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày.
3. Tả Ao giúp làm quan
Quanh năm Tả Ao thường đi đây đó khắp trong nước để tìm những ngôi đất quiý. Một lần đi qua tỉnh nọ thấy có một ngôi đất rất đẹp, ông bèn buột miệng khen:
- Kiểu đất này mà đặt mộ thì chắc chỉ sáu tháng là phát làm quan. Nhà ai có phúc thì được hưởng thôi.
Sau đó ông đi về hướng làng, gặp một người đàn ông trung niên đi tới. Nhìn thấy nét mặt ông ta tuy phúc đức nhưng tướng lại khắc khổ quá. Tả Ao mới hỏi:
- Ông có muốn ra làm quan không?
Người đàn ông đáp:
- Lạy ông, nhà tôi bất hạnh ba đời, học hành chỉ đủ đọc sách, muốn làm quan không xong, thi cử đợt nào cũng thi rớt, nên nay vẫn sống kham khổ làm ruộng kiếm sống thôi. Được làm quan thì phúc ba đời để lại.
Tả Ao nghĩ bụng ông ta không nói sai. Rồi ngắm nhìn ông ta một lúc bèn nói:
- Thôi được, tôi sẽ giúp ông̣ đặt lại ngôi mộ tổ. Ông về lo sẵn 300 quan tiền.
Người đàn ông mừng lắm vội mời Tả Ao theo mình về nhà, gọi người thân ra đào ngôi mộ tổ, bốc xương cốt cho vào cái tiểu sành đem đến chôn sâu xuống huyệt đất do Tả Ao vừa thấy ban sáng mà táng lại. Xong việc, ông ta giữ lời, trao cho Tả Ao đủ 300 quan tiền, nhưng Tả Ao chỉ lấy có ba quan, còn lại ông bảo đem phát hết cho người nghèo khó trong làng.
Gần sáu tháng sau, vào một đêm không trăng, cả nhà ông ta đang quây quần dưới ngọn đèn bỗng có tiếng người gõ cửa. Người nhà ông ta ra mở cửa, thấy trước mặt là một ông tướng uy nghi lẫm liệt nhưng có vẻ đang thất cơ lỡ vận. Khách thật thà nói mình đang lỡ độ đường, xin gia đình cho ăn uống. Ông ta vốn hiếu khách vội sai người nhà nấu cơm đãi khách rất mực nồng hậu.
Cơm nước vừa xong, ông khách mới nói:
- Thưa ông̣, tôi là tội phạm đang bị nhà Chúa lùng bắt. Đằng nào tôi cũng không thoát khỏi. Xin ông̣ mang dây thừng trói tôi lại rồi đem nộp cho chúa Trịnh mà lĩnh thưởng. Như vậy dù tôi có bị hại, tôi cũng giúp ích được cho gia đình ông̣, còn hơn là uổng thân vô ích.
Cả nhà kinh ngạc sững sờ trước những lời nói của người khách lạ. Không ai nỡ hành động, nhưng ông khách cứ giục mãi, bất đắc dĩ họ phải làm theo.
Chúa Trịnh được ông ta giao nộp viên tướng thất thế, hết sức khen ngợi, bèn phong cho làm chức Tri huyện để trọng thưởng. Vị khách đó chính là Mạc Kính Đô, tướng nhà Mạc đang bị thất thế. Vì cảm tấm lòng tốt của người đàn ông mà Kính Đô đáp lại ông bằng một hành động lạ lùng có một không hai trong thiên hạ.
Đúng như lời tiên đoán của Tả Ao không sai. Chỉ trong sáu tháng là được làm quan.
4. Tả Ao giúp làm thợ
Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ.
Giữa lúc trong đình đang làm lễ kỳ yên, các vị chức sắc trong làng đang chuẩn bị bữa tiệc chiều. Một người biết mặt Tả Ao liền chạy ra khẩn khoản mời ông vào trong đình. Các vị chức sắc được gặp thầy địa lý trứ danh nên mừng lắm, ông tiên chỉ trong làng nói:
- Hôm nay là ngày tế kỳ yên trong làng, may được gặp thầy thật là phúc cho cả làng này lắm. Nhân thể nay mai làng cho sửa lại ngôi đình, xin cụ coi cho cái hướng nào tốt, làm sao cho làng chúng tôi phát khoa bảng rầm rầm, nhằm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay. Lâu nay cả làng chưa ai thi đậu cả.
Một ông hăng hái nói thêm:
- Cụ tiên chỉ nói phải đấy thưa cụ. Các làng bên, không làng nào không có tiến sĩ, cử nhân, xoàng thì cũng phó bảng, chót chét cũng tú tài. Riêng làng này chắc các cụ trước đặt hướng đình có nhầm nhỡ gì đây nên bao nhiêu năm trời vẫn suôn cành, không hưởng được trái lộc nào. Cụ đã đến đây xin ra tay giúp chúng tôi được đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho hả dạ.
Tả Ao chỉ cười nói:
- Tưởng gì chứ nếu các cụ chỉ ước có vậy thì tôi xin ra tay, không dám nề hà gì nhưng chỉ xin 3000 quan tiền để lấy công thôi.
Các vị chức sắc nghe nói đến tiền công đến 3000 quan, thì lắc đầu le lưỡi, có người than thở:
- Làng này vì không đỗ đạt, nên không “tơ hào” được gì nên còn nghèo túng, chỉ mong sau này đè đầu cưỡi cổ được thiên hạ, nói gì 3000 đến 5000 quan chúng tôi cũng lo cho cụ được, mong cụ xem lại mà bớt cho.
Tả Ao nghĩ thầm trong bụng, ta lấy tiền giúp người nghèo chứ có phải dùng riêng đâu. Bọn chúng mi thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để kiếm tiền hưởng thụ, thì ta sẽ chiều ý thôi. Nghĩ thế nên giận, Tả Ao lên tiếng:
- Nghe các vị nói như vậy, ta cũng cảm động lắm, thôi thì các vị có bao nhiêu để trả công, xin cứ nói thấy được ta giúp cho.
Vị tiên chỉ nghe Tả Ao nói thế, liền đáp:
- Trong đình chỉ còn vỏn vẹn 500 quan tiền, mong cụ lấy giúp.
Tả Ao lại giận trong lòng, đình làng nghèo mà cúng kỳ yên đến hai bò năm trâu mười lợn như thế này thì thánh thần nào chứng, nhưng để làm gương cho đám chức sắc, ông cũng hài hả đáp:
- Thôi được, mấy vị đã nói thế ta cũng giúp cho làng, sau này ai cũng đè đầu cưỡi cổ thiên hạ đều được cả.
Ngay sau đó, Tả Ao ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong ông cáo biệt đi thẳng.
Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí. Nhưng quái lạ, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu. Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Sau đó, thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo. Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ để… cắt tóc, cạo mặt, ngoáy tai…
Các cụ chức sắc lúc ấy mới ngã ngửa hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây nhưng cũng hiểu rõ vì quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao chơi trác.
5 Tả Ao trị kẻ gian xảo
Ở tỉnh Đoài có một gã trọc phú thích công danh, chỉ ước cho hai con mình được đỗ đạt hầu vênh vang với thiên hạ.
Nhân dịp Tả Ao ghé qua tỉnh, nhà trọc phú bèn túm lấy năn nỉ ông, đặt giúp cho một ngôi mộ làm sao cho hai đứa con được đỗ bảng nhãn, thám hoa rồi được bổ làm quan.
Tả Ao nói :
- Nếu ông thực lòng muốn thế thì tôi sẽ giúp, nhưng tôi xin nói thật, để thỏa lòng việc này cũng phải tốn kém lắm!
- Tốn kém như thế nào xin ông cứ cho biết, tôi sẽ cố gắng lo liệu – gã trọc phú nói.
- Chí ít cũng phải 500 quan tiền. Ông biết đấy, đoạt được bảng nhãn, thám hoa, đâu phải chuyện chơi !
Gã trọc phú liền gãi đầu :
- Thưa ông, những 500 quan một ngôi mộ… chẳng giấu gì ông, tôi đang gặp cơn đen vận túng, chi những 500 quan một lúc, cũng khá nặng. Xin ông nới tay cho thì tôi cảm ơn lắm!
- Thế chí ít ông chi được bao nhiêu quan tiền?
- Chừng 200 quan có được không? Xin ông ra ơn làm phúc, sau này như ý tôi sẽ hậu tạ thêm !
- 200 quan thì sao đủ? Nào phải phân kim, xem hướng long mạch, định huyệt, rồi cúng tế cho ngũ phương, ngũ thổ long mạch thần linh, nào Trạch chúa, Sơn hà hải ngạn chi thần, nào đương niên đương canh mệnh vị thần quân, nào thành hoàng bản cảnh đại vương liệt vị ! Những ngần ấy thứ sao đủ sắm lễ…
- Thôi được! Ông đã có lòng giúp thì tôi cũng vui lòng dấn thêm, ta quyết với nhau 300 quan tiền nhé! Xin ông bắt tay vào việc ngay ch !
- Thôi được! Tôi nể lời ông lắm vì muốn tạo phúc cho con cái.
Tả Ao sau khi nhận tiền xong, sai người đi mua một chiếc tiểu sành. Còn bao nhiêu tiền đem cho những người nghèo khó hết.
Hôm sau, dưới sự chỉ dẫn của Tả Ao, gã trọc phú và đám gia nhân bốc ngôi mộ tứ đại chôn vào ngôi huyệt mới. Rồi Tả Ao giao cho gã trọc phú một ống tre, trong đựng một tờ “phép”, dặn phải đúng một năm sau mới được mở ra xem. Nếu táy máy mà giở ra đọc trước, ngôi mộ sẽ hỏng mất thì đừng trách ông.
Chưa được một năm, bỗng nhà trọc phú gặp liên tiếp nhiều tai họa, gia sản bị cướp bóc , lại bị thưa kiện, rồi bệnh hoạn. Hai thằng con trai thì đổ đốn bỏ học, đi chơi bời lêu lổng thêm tính nghiện hút. Gia đình lâm vào cảnh cùng quẫn, cả nhà phải xoay ra làm nghề mổ heo đem ra chợ bán kiếm miếng ăn. Mấy cha con hóa thành đồ tể.
Đúng ngày Tả Ao dặn, gã trọc phú tán gia bại sản mới giở ống tre ra xem, thì thấy có một mảnh giấy trong đó viết mấy câu sau:
Thiếu tiền 3 quan
Bị giảm 3 phần
Bút hóa ra cây xiên (thịt)
Nghiên hóa ra thớt
Bảng nhãn thám hoa
Hóa ra đồ tể!
Đọc xong tờ giấy, cả nhà mới ngã ngửa người ra. Thì ra lúc giao tiền cho Tả Ao, gã trọc phú đã cố tình đếm thiếu 3 quan. Gã có ngờ đâu hành vi ấy đã làm Tả Ao giận và ông đã đặt mộ tổ nhà kẻ trọc phú vào mảnh đất phát về nghề giết mổ.
6 Tả Ao và anh chàng học trò
Ở một làng có một anh chàng láu cá thượng hạng nhưng thông minh và hiếu học. Hoàn cảnh anh ta thật đáng thương, có người chị gái góa bụa có con thơ, vẫn phải đầu tắt mặt tối nuôi em ăn học. Hai chị em bữa đói bữa no.
Anh chàng cảm thấy vô cùng phẫn chí.
Bỗng một hôm anh ta nghe tiếng thầy Tả Ao đi qua làng, bèn liều mình đến lạy ông thương xót hoàn cảnh của hai chị em mà gia ân làm phúc. Tả Ao thấy anh ta mặt mày khôi ngô, lại tỏ ra con người có chí tiến thủ, bèn nhận lời.
Sau khi làm bữa cơm đãi thầy, người chị sụt sùi kể:
- Bẩm cụ chẳng may cho hai chị em cháu, cha mẹ đều mất sớm. Em cháu đã cố theo nghiệp bút nghiên, mà không hiểu sao đi thi mấy lần đều trượt. Nay chị em cháu trông cậy vào cụ, xin cụ rộng lòng thương!
Tả Ao mới hỏi:
- Thế mộ cụ thân sinh của chị đặt ở đâu?
Người chị nghe hỏi, càng nức nở khóc rằng:
- Thưa cụ, cha mẹ chúng cháu mất từ khi chúng cháu còn quá nhỏ, nên đến nay không còn biết mộ đặt ở chỗ nào nữa!
Tả Ao suy nghĩ  rồi bảo:
- Thôi, cũng không can hệ gì!
Đoạn ông vừa uống rượu vừa chú ý nhìn ra ngoài sân. Chợt phát hiện có một luồng khí trắng từ dưới đất bốc lên, đích thị đó là khí long mạch.
Tả Ao liền nghĩ đến phép “táng sống”, một trong những phép vi diệu nhất của môn địa lý phong thủy.
Ông sai hai chị em đào một cái hố ở ngay địa điểm có luồng khí bốc lên, sâu hơn hai thước. Sau đó bảo chàng trai đứng xuống hố và dặn hễ thấy nóng tới đâu thì phải báo cho ông biết tới đấy.
Đoạn Tả Ao đứng ở một chỗ khác, dùng chân dậm lên long mạch, miệng khấn: “Bản xứ thổ địa long mạch thần linh, phóng hậu khí vào anh học trò thi cử lận đận”.
Quả nhiên anh học trò bắt đầu thấy nóng ran từ dưới bàn chân nóng lên đầu gối rồi lên đùi. Anh ta nghĩ rằng chắc càng nóng nhiều và càng lên cao trên mình thì càng tốt. Vì vậy anh ta cố sức chịu nóng. Tả Ao liền hỏi:
- Nóng đến đâu rồi?
Anh học trò thấy đã nóng tới đùi, nhưng nói dối rằng:
- Thưa cụ, tới bắp chân rồi ạ!
Lát sau Tả Ao lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
- Thưa, tới đùi rồi ạ!
Tả Ao dậm mạnh chân hơn rồi lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
Thực ra nóng đã tới vai, nhưng anh học trò láu cá lại bảo:
- Thưa, tới bụng rồi ạ!
Tả Ao lấy làm lạ, tại sao lần này hậu khí lại lên chậm như thế? Ông lập tức chạy đến chỗ chàng trai, sờ vào người thì thấy nóng đã tới vai. Ông bực lắm quát:
- Tại sao đã nóng tới vai mà anh lại bảo mới nóng đến bụng? Anh nói dối thế này rồi sẽ gặp đại họa. Tôi bảo trước cho anh biết, sau này anh tuy được làm quan nhưng sẽ phải chết bất đắc kỳ tử.
Nói xong, Tả Ao vào khoác tay nải đi luôn một mạch. Vừa đi ông vừa hối hận, rằng đã già trên đầu hai thứ tóc còn bị một thằng con nít́ lừa. Giá ông không nhanh trí chạy lại sờ xem thì chắc anh chàng láu cá sẽ chờ nóng đến đầu, ắt sẽ được làm vương.
Hiệu quả của sự “táng sống” này thật là mầu nhiệm. Từ hôm đó, anh chàng học một biết mười, chẳng bao lâu chiếm được bảng vàng rồi được bổ làm quan đến chức nhất phẩm, nhưng về sau trong nước xảy ra loạn lạc, vua sai anh ta cầm quân đi đánh và bị trúng tên chết liền tại trận.
7 Tả Ao và làng làm nghề đóng cối
Một hôm Tả Ao đang đi bị lỡ độ đường, ông phải vào một làng xin ngủ đỡ qua đêm.
Tả Ao đi đã nhiều nơi nhưng không thấy nơi đâu buồn tẻ như cái làng này. Tất cả đàn bà trong làng đều tất bật lam lũ, gồng gánh suốt từ mờ đất cho đến lúc gà lên chuồng vẫn chưa ngơi tay. Họ phải làm hàng xáo (bán gạo thóc), nào đong gạo, phơi phóng, sàng sẩy, phân loại gạo nào ra thứ gạo ấy rồi gánh ra chợ đua tài buôn chín bán mười, lấy tiền nuôi chồng nuôi con. Trong khi các ông chồng lại quanh năm không mó tay vào một công việc gì. Suốt ngày rủ nhau hết rượu chè hút xách, lại cờ bạc thâu đêm suốt sáng.
Tuy làng này đối với ông không có họ hàng gì, nhưng không hiểu sao Tả Ao vẫn không thể nào nhẫn tâm mà bước đi tiếp. Ông nghĩ phải tìm cách kiếm cho bọn đàn ông trong làng một nghề ngỗng gì đó cho họ làm.
Sáng hôm sau, ông ra quán nước đầu làng ngồi uống nước, gặp ngay vị tiên chỉ. Sau câu chào hỏi làm quen, Tả Ao nói:
- Bẩm cụ, tôi là thầy địa lý, hôm nay rảnh rỗi đi xem phong thủy vùng ta hung cát thế nào…
Ông tiên chỉ mừng rỡ kêu:
- Ối trời đất ơi! Thì ra cụ là thánh địa lý Tả Ao đấy à. Lạy thánh mớ bái, tôi thật là được văn kỳ thanh mà bất kiến kỳ hình. Thưa cụ, xin mời cụ vào trong đình để các vị bản chức trong làng được yết kiến thánh nhan của cụ và xin cho mấy lời chỉ bảo, xem cái lẽ hung kiết của làng ra sao. Sau nhờ bảo ban cho chúng tôi một lời.
Trước sự niềm nở của ông tiên chỉ, Tả Ao bằng lòng theo ông ta vào trong đình. Ông được các vị chức sắc trong làng thiết đãi khá tươm tất. Sáng hôm sau tất cả hương chức cùng nhau dẫn thầy đi xem phong thủy. Nhân tiện, Tả Ao hỏi xem trong làng này có nghề gì phát đạt nhất.
Cụ tiên chỉ đáp:
- Ấy thưa cụ, trong làng này độc nhất có nhà tôi làm nghề làm cối xay đã lâu. Cái nghề tuy kiếm được đồng tiền bát gạo, nhưng phải cái lao lực chứ không được nhàn hạ. Vì vậy mà bao nhiêu tráng đinh trong làng quen dài lưng chẳng ai chịu theo nghề. Tôi cũng rất lấy làm tiếc.
Tả Ao nghe xong vừa đi vừa nghĩ, rồi ông lẩm bẩm:
- Không chịu theo, lười lao động hả. Rồi ta cho phải theo, phải làm tất.
Chợt Tả Ao phát hiện ra một gò đất ở cuối làng, cho rằng có thể làm nên cơ sự ở cái gò đất này.
Ông bảo với vị tiên chỉ:
- Cái gò này án ngữ ở đây không lợi cho làng ta mấy. Nó cản trở cả phần đinh (sinh con sinh cháu) lẫn phần phú (tiền tài). Vậy phải được cải đổi đi một phần, tất sẽ có lợi.
Các hương chức đều nhất trí:
- Cụ dạy thế nào chúng tôi xin thi hành như thế. Được như lời cụ thì thật phúc cho làng quá.
Ngay lập tức các tuần đinh được điều động mang cuốc xẻng ra bạt hai dẻo đất phía tả và phía hữu của gò đất, như thể cắt bớt cánh của con chim ưng. Gò đất chỉ còn lại một ụ tròn, hai bên có hai cái tai như tai cối xay gạo.
Thấy lạ một vị kỳ mục lên tiếng thắc mắc hỏi:
- Thưa cụ tôi xin hỏi, cứ như con mắt tôi nhìn thì gò đất này bây giờ trông sao mà giống cái cối xay gạo đến thế?
Tả Ao cười:
- Thưa cụ, sách địa lý đã dạy: “Địa lý bất ngoại địa hình” (địa lý không ngoài hình thể đất đai). Nên sau này về hậu sự, các cụ sẽ thấy sách dạy không sai.
Sau khi cải đổi hình thể gò đất xong, Tả Ao cáo bận xách túi đi ngay. Các hương chức biếu ông tiền, ông cũng nhất định từ chối.
Quả nhiên mấy tháng sau, tình hình trong làng khác hẳn. Các bà vợ đều mang thai hết một loạt. Rõ ràng làng đã phát về “đinh”, nhưng đồng thời vì bận con mọn nên không ai đi bán hàng xáo nữa.
Các ông chồng hết còn cơ hội bám váy vợ để hưởng thụ an nhàn, nên cực chẳng đã phải tính cách đi kiếm sống. Ông tiên chỉ cho gọi họ sang mở lò đóng cối, không một ai chê bai gì nữa. Tình trạng rượu chè cờ bạc của cánh đàn ông hầu như tuyệt hẳn mà cái nghề làm cối xay này rõ ràng là kiếm ăn được, cối xay làm ra không kịp để bán. Các lái buôn từ các tỉnh tín nhiệm thứ cối gỗ mít thượng hạng của làng, đã ùn ùn kéo đến mua cối về bán.
Tất cả mọi người ngẫm lại lời của Tả Ao nói ngày trước mà bái phục. Rõ ràng “địa lý bất ngoại địa hình” là cuối làng có một gò đất có hình cối xay và làng thì lại phát ề nghề làm cối xay, nổi danh khắp thiên hạ!

Giải Mã,Giai Thoại,Kho Tri Thức,Truyện Trạng,Văn Học Nghệ Thuật

 Đó chính là phong tục hỏa táng người chết bên bờ sông thiêng ở Ấn Độ.

Kì lạ ở chỗ, những người này khóc khi một đứa trẻ được sinh ra và vui mừng khi đứa trẻ ấy lớn lên, già và chết đi. Theo họ, cái chết chính là sự giải thoát khỏi một cuộc sống trần tục khổ ải.
Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trong đó, đạo Hindu chiếm tới 80,5 % dân số. Cái nôi của tôn giáo này nằm ở thành phố Varanasi, bên bờ sông Hằng thiêng liêng. Đây cũng là nơi tiến hành một trong những phong tục hỏa táng người chết được cho là... đáng sợ nhất trên thế giới.

Nghi lễ cổ xưa này được thực hiện ở những bậc đá lớn bên bờ sông. Trước khi cử hành tang lễ, người quá cố được đặt cẩn thận trên những đống củi to lớn, vuông vức. Họ cho rằng, làm như thế này sẽ giúp linh hồn người đã khuất bay lên được đến thiên đường.Thiêu xác chết rồi thả trôi xuống dòng sông mẹ thiêng liêng là một nghi lễ truyền thống của người theo đạo Hindu. Trong nhiều thế kỉ, người sống đến với Varanasi để tĩnh tâm, thiền định, cầu nguyện và đắm mình trong dòng nước của sông Hằng. Và rồi đến khi chết đi, họ có ước vọng muốn được trở về với sông Mẹ.
Nghi lễ cổ xưa này được thực hiện ở những bậc đá lớn bên bờ sông. Trước khi cử hành tang lễ, người quá cố được đặt cẩn thận trên những đống củi to lớn, vuông vức. Họ cho rằng, làm như thế này sẽ giúp linh hồn người đã khuất bay lên được đến thiên đường.
Manikarnika và Harishchandra là hai bên sông chủ yếu dùng để tiến hành nghi thức hỏa thiêu từ nhiều thế kỉ nay. Theo tương truyền, vị đạo sĩ Hindu Harishchandra xưa kia đã từng làm việc tại những bậc đá bên bến sông Hằng khi bị bán làm nô lệ. Để tưởng nhớ, một bến sông đã được đặt theo tên ông.
Manikarnika và Harishchandra là hai bên sông chủ yếu dùng để tiến hành nghi thức hỏa thiêu từ nhiều thế kỉ nay. Theo tương truyền, vị đạo sĩ Hindu Harishchandra xưa kia đã từng làm việc tại những bậc đá bên bến sông Hằng khi bị bán làm nô lệ. Để tưởng nhớ, một bến sông đã được đặt theo tên ông.
Ngày nay, tang lễ được tiến hành bởi một nhóm người Dom - một bộ tộc chuyên nhận việc thiêu xác chết. Kì lạ ở chỗ, những người này khóc khi một đứa trẻ được sinh ra và vui mừng khi đứa trẻ ấy lớn lên, già và chết đi. Theo họ, cái chết chính là sự giải thoát khỏi một cuộc sống trần tục khổ ải.
Ngày nay, tang lễ được tiến hành bởi một nhóm người Dom - một bộ tộc chuyên nhận việc thiêu xác chết. Kì lạ ở chỗ, những người này khóc khi một đứa trẻ được sinh ra và vui mừng khi đứa trẻ ấy lớn lên, già và chết đi. Theo họ, cái chết chính là sự giải thoát khỏi một cuộc sống trần tục khổ ải.
Công việc thiêu xác ở đây “độc quyền” trong tay các Dom. Trong lúc diễn ra cuộc hỏa thiêu, các thầy tu (mặc áo vàng trong ảnh) sẽ thắp nến, cầu nguyện cho người chết tới khi cái xác chỉ còn lại đống tro tàn.
Công việc thiêu xác ở đây “độc quyền” trong tay các Dom. Trong lúc diễn ra cuộc hỏa thiêu, các thầy tu (mặc áo vàng trong ảnh) sẽ thắp nến, cầu nguyện cho người chết tới khi cái xác chỉ còn lại đống tro tàn.
Hình ảnh một đám tang tiến về phía các bậc đá bên sông Hằng. Những tín đồ Hindu cho rằng, Varnarasi là một nơi tốt để chết. Ở nơi đây, những người chết trong nước thánh của sông Hằng sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Đáng ngạc nhiên hơn khi cả người nổi tiếng ở phương Tây như George Harrison cũng mong tro của mình được rắc ở nơi đây.
Hình ảnh một đám tang tiến về phía các bậc đá bên sông Hằng. Những tín đồ Hindu cho rằng, Varnarasi là một nơi tốt để chết. Ở nơi đây, những người chết trong nước thánh của sông Hằng sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia. Đáng ngạc nhiên hơn khi cả người nổi tiếng ở phương Tây như George Harrison cũng mong tro của mình được rắc ở nơi đây.
Lễ thiêu xác bắt đầu với công việc bọc xác người chết trong một “quan tài” đặc biệt. Đó là vải màu vàng (hay bạc) cùng với các vật dụng đặc trưng của tín đồ Hindu giáo. Tùy theo xuất thân và hoàn cảnh gia đình của người mất, gỗ trầm và đàn hương sẽ là sự lựa chọn tương ứng cho phù hợp. Những loại gỗ thơm đặc biệt chỉ dành cho những người giàu có và địa vị cao mà thôi.
Lễ thiêu xác bắt đầu với công việc bọc xác người chết trong một “quan tài” đặc biệt. Đó là vải màu vàng (hay bạc) cùng với các vật dụng đặc trưng của tín đồ Hindu giáo. Tùy theo xuất thân và hoàn cảnh gia đình của người mất, gỗ trầm và đàn hương sẽ là sự lựa chọn tương ứng cho phù hợp. Những loại gỗ thơm đặc biệt chỉ dành cho những người giàu có và địa vị cao mà thôi.
Theo truyền thống, phụ nữ bị cấm tham dự tang lễ vì họ rất dễ khóc. Người theo đạo quan niệm, nhìn thấy cái chết là một dịp mừng vì người quá cố rồi sẽ được tái sinh nhờ nước của sông Hằng.
Theo truyền thống, phụ nữ bị cấm tham dự tang lễ vì họ rất dễ khóc. Người theo đạo quan niệm, nhìn thấy cái chết là một dịp mừng vì người quá cố rồi sẽ được tái sinh nhờ nước của sông Hằng.
Trước khi vào giàn thiêu, cơ thể người quá cố được “tắm” qua nước sông Hằng, chà xát với bơ làm từ sữa trâu theo tín ngưỡng tôn giáo. Nếu người mất là con trai thì sẽ được đặt nằm ngửa mặt, phụ nữ sẽ hỏa táng úp mặt. Người châm lửa thường là trưởng nam trong gia đình, dưới sự giám sát của các Dom.
Trước khi vào giàn thiêu, cơ thể người quá cố được “tắm” qua nước sông Hằng, chà xát với bơ làm từ sữa trâu theo tín ngưỡng tôn giáo. Nếu người mất là con trai thì sẽ được đặt nằm ngửa mặt, phụ nữ sẽ hỏa táng úp mặt. Người châm lửa thường là trưởng nam trong gia đình, dưới sự giám sát của các Dom.
Trung bình thời gian thiêu xác là khoảng hơn ba tiếng đồng hồ. Đạo Hindu cho rằng, nếu hộp sọ của người mất nổ thì tức là gia đình họ sẽ gặp may mắn, người chết đã lên được thiên đàng. Còn nếu không thì người đại diện đưa tang sẽ đập vỡ hộp sọ sau khi lửa tắt.
Trung bình thời gian thiêu xác là khoảng hơn ba tiếng đồng hồ. Đạo Hindu cho rằng, nếu hộp sọ của người mất nổ thì tức là gia đình họ sẽ gặp may mắn, người chết đã lên được thiên đàng. Còn nếu không thì người đại diện đưa tang sẽ đập vỡ hộp sọ sau khi lửa tắt.
Sau khi hỏa táng, tro tàn còn lại sẽ được rải xuống sông Hằng. Đây mới thực sự là điều quan trọng đối với tín đồ Hindu giáo. Ngay cả khi chúng chưa thực sự cháy hết, người ta cũng thả xuống sông xương cốt và các bộ phận còn sót lại.
Sau khi hỏa táng, tro tàn còn lại sẽ được rải xuống sông Hằng. Đây mới thực sự là điều quan trọng đối với tín đồ Hindu giáo. Ngay cả khi chúng chưa thực sự cháy hết, người ta cũng thả xuống sông xương cốt và các bộ phận còn sót lại. Ở Ấn Độ, những đám hỏa táng theo tôn giáo như thế này diễn ra hàng ngày với tần suất và số lượng khá lớn. Bên cạnh khía cạnh tâm linh, nó cũng là một mối lo lớn với chính quyền Ấn Độ bởi sông Hằng ngày càng bị ô nhiễm. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của những người dân địa phương.
Theo Kenh 14

Kho Tri Thức

Để kiểm chứng khả năng tiên tri của mình, Trạng Trình tự lấy số tử vi cho cái quạt rồi cẩn thận theo dõi kết quả xem mình đoán đúng hay trật.

Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều người nghĩ ngay đến Sấm Trạng Trình – một tác phẩm tiên tri nổi tiếng của ông. Song xung quanh nhân vật huyền thoại này còn khá nhiều giai thoại ly kỳ hấp dẫn luôn được nhân dân truyền miệng.




50 năm sau vẫn không có đối thủ

Sinh thời, Trạng Trình nổi tiếng là người thông hiểu thuật lý số. Tiếng tăm của ông không chỉ nổi ở trong nước mà còn vang đến cả Trung Hoa là đất nước phát tích của môn này. Giới học giả Trung Hoa cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”. Trình Tuyền tức là hiệu của Trạng Trình vì triều Mạc phong cho ông tước Trình Tuyền hầu.

Bởi tiếng tăm vang dội ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm nên sau khi ông mất đi rồi, có thầy địa lý nổi tiếng ở Trung Quốc đã không quản đường xá, lặn lội sang tận nơi thăm viếng mộ. Ông thầy địa lý đến nơi thấy rõ ràng ngôi mộ đặt đúng vào huyệt đất tốt nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược. Cho là Trạng Trình cũng chỉ có danh mà không có thực, ông thầy Tàu mới tự đắc bảo: “Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh-nhân cái gì đâu, hay là thánh-nhân mắt mù đó”.

Con cháu cụ Trạng nghe thấy vậy liền về báo với trưởng tộc. Ông trưởng tộc vội vàng ra mời thầy về rồi khẩn khoản nhờ thày đặt lại mộ cho. Thầy địa lý đồng ý và bảo: “Không cần phải đem đâu xa cả, chỉ cần đào lên rồi xoay lại và nhích lên một chút là được”.
                Trạng Trình được in trên tem bưu chính VN.
Con cháu cụ Trạng theo lời đào mộ lên để xoay lại. Đến gần quan tài thì thấy có tấm bia. Tò mò, thầy địa lý mới bảo rửa sạch đi để xem bia có viết gì. Khi đã rửa sạch sẽ, thấy tấm bia có khắc một bài thơ:"Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu/Ngũ thập niên hậu mạch quy túc/Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri?/Hà vị thánh-nhân vô nhỉ mục?". Nghĩa là:"Ngày nay mạch lộn xuống chân/Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu./Biết gì những kẻ sinh sau?/Thánh-nhân mắt có mù đâu bao giờ?"

Đọc thấy tấm bia, thày địa lý mới ngã ngửa. Thì ra cụ Trạng đã tiên liệu mọi việc, thậm chí còn biết mình sẽ nói câu “Thánh nhân mắt mù”. Lúc bấy giờ mới vỡ lẽ, trước khi chết, cụ Trạng đã dặn con cháu kỹ càng mọi việc rằng không được cải táng và phải trông coi kỹ càng, nếu có ai đến thăm mộ mà nói: “Thánh nhân mắt mù” thì phải mời họ về nhà rồi nhờ họ để lại hướng của ngôi mộ, nếu không con cháu đời sau sẽ lụn bại.

Cụ còn dặn dò kỹ là khi chôn cụ phải để một tấm bia lên nắp quan tài trước khi lấp đất. Khi ấy tấm bia được cụ sơn cẩn thận bên ngoài nên không ai biết tấm bia có cái gì. Đến đây mọi sự vỡ lẽ, thày địa lý Trung Quốc thầm kinh hãi mà tự nhận vẫn chỉ đáng là học trò của cụ. (Theo sách Trạng Trình - Sấm và Ký)

Cứu quan tổng đốc

Cũng với mô típ giống giai thoại trên, dân gian còn lưu truyền một câu chuyện khác về việc cụ Trạng cứu quan Tổng đốc Hải Dương. Truyện rằng: “Lúc sắp mất, Trạng có giao cho con cháu một cái ống tre sơn son thếp vàng gắn bít hai đầu và dặn đến đúng năm tháng ấy ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Tống Đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu vãn được tình thế gia đình nhưng tuyệt đối không được ai mở xem, trừ quan Tổng đốc.

Cái ống tre ấy truyền đến người cháu 7 đời cụ, mới rước lên Dinh quan Tổng đốc, đúng vào ngày giờ đã ghi trong gia phả. Khi quan mở ống, thấy một cuộn giấy, ngài rút ra xem thấy có hai câu chữ nho:"Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách,/Nhĩ cứu ngã thất thế chi bần". Nghĩa là :"Ta cứu mày khỏi sà nhà đổ,Mày cứu ta cháu bảy đời nghèo".

Đang lúc bận việc, quan Tổng Đốc thấy hai câu nói xấc xược gọi quan bằng mày ấy, ngài cả giận sẵn cầm chiếc quạt, ngài đứng dậy chạy lại định đánh người cháu Cụ. Nhưng vừa bước khỏi sập, chiếc xà nhà đã từ ngay trên đỉnh đầu đổ rớt xuống đánh rầm một cái. Phúc bảy mươi đời, ngài mới bước ra, nên không sao.

Quan Tổng Đốc lúc đó mới giật mình, hiểu rõ Cụ Trạng đã cứu cho mình khỏi cái chết bất đắc kỳ tử. Quan phải ân cần xin lỗi người cháu Cụ, mời về tư thất thế đãi cơm rượu, rồi đưa một số tiền ra giúp, để cứu vãn cho gia đình con cháu Cụ khi đó đang lâm vào hoàn cảnh cực kỳ túng thiếu.

Tự kiểm chứng khả năng phán đoán

Sấm Trạng Trình thì nhiều người biết nhưng ít người biết rằng lúc sinh thời, cụ Trạng đã từng tự kiểm chứng khả năng tiên tri của mình khi tự lấy số tử vi cho cái quạt rồi cẩn thận theo dõi kết quả để xem mình đoán đúng hay trật.

Một hôm trời mùa hạ, bà Trạng đi chợ mua về cho cụ một cây quạt giấy. Cụ tính ngày giờ, rồi lấy cho cây quạt một lá số tử vi. Cụ đoán ra cái ngày chết của nó. Tất cả những việc làm ấy, cụ đều bí mật không cho một ai hay. Cụ phân vân nghĩ: “Nếu để dùng, lâu ngày nó sẽ rách hoặc thất lạc đi, cái đó là sự bình thường. Nếu đúng như số thật, thì quả nó như vậy, mọi việc đều do nơi tiền định, không ai có thể ngăn cản được, thì ta hãy cất đi xem nó ra thế nào. Đúng đến ngày ấy, nó có chết thật không?”
Đền thờ Trạng Trình tại Hải Dương
Nghĩ vậy, cụ niêm phong cây quạt và treo ngay trên chỗ đầu giường. Tới ngày, cây quạt vẫn còn nguyên. Bữa đó từ sáng đến chiều, cụ ở nhà cả ngày để xem cây quạt chết ra sao. Thỉnh thoảng cụ lại ngắm nghía, và lấy phất trần phủi những hạt bụi bám xung quanh.

Trưa hôm ấy, người cháu gọi bà Trạng bằng cô, có việc cần, đến mấy lượt thỉnh cụ lại chơi, cụ cũng từ chối không đi. Anh ta nghĩ cho cụ giận mình về việc chi mà không nói, đến than thở, nói với bà Trạng, để nhờ bà đốc cụ đi dùm cho, không có, công việc anh không thành.

Bà Trạng từ sáng đã ngứa mắt thấy cụ cứ chốc chốc lại phủi bụi cho cây quạt. Bà lên đốc cụ đi sang cho nhà cháu. Cụ không đi. Bực mình, bà Trạng liền la lối ỏm tỏi: “Ông ở nhà làm gì, con cháu nó mời mấy lần, mà ông không chịu sang. Tôi mua quạt về dùng, đâu phải để ông cất đi, làm đày tớ mà phủi bụi cho nó”

Vừa la lối bà Trạng vưa nhẩy lên với lấy cây quạt xé tan nát thành từng mảnh. Thấy vậy, cụ Trạng cả cười nói: “Đúng thật, ta tưởng nó chết thế nào, thì ra như vậy đó”.Bà Trạng cũng không biết ý cụ nói thế là làm sao. Lúc đó cụ mới chỉnh tề khăn áo đi sang nhà người cháu, và kể lại đầu đuôi câu chuyện với mọi người. Ai nấy cũng đều phục cụ là tiên tri.

Theo Tuần xã hội

Giải Mã,Giai Thoại,Kho Tri Thức,Văn Học Nghệ Thuật


Người Dao đỏ quan niệm, khi chết đi, người phụ nữ phải có nhiều đàn ông bên cạnh để giúp họ vượt qua những gian khó của kiếp ma.
Theo quan niệm của người Dao đỏ, khi về thế giới bên kia những người phụ nữ phải có nhiều người đàn ông bên cạnh để giúp họ vượt qua những gian khó của kiếp ma.
 
Người cõng qua suối, người chặt củi, người đốn cây làm nhà, người cày ruộng làm nương... nghĩa là càng ngủ với nhiều người đàn ông càng tốt. Người ta không coi quan hệ ngoài vợ chồng thuộc phạm trù đạo đức...
 
Tôi có anh bạn đang làm ở VQG Hoàng Liên (Lào Cai), trước đây anh là cán bộ kiểm lâm huyện Văn Bàn.

Khu vực này có đông người Dao đỏ sinh sống, cách nay gần hai chục năm, chàng thanh niên kiểm lâm mới ngoài hai mươi tuổi mặt còn đầy lông tơ. Vừa mới ra trường anh được phân công phụ trách địa bàn nên chưa hiểu biết gì về phong tục tập quán của người Dao đỏ. Xuống cơ sở anh được phân về ăn ngủ tại nhà ông trưởng bản. Đêm ấy sau khi chủ nhà mổ gà, mời cán bộ kiểm lâm một chầu rượu say bí tỉ, anh lăn ra ngủ.

Chừng nửa đêm thì thấy hai cô gái tuổi độ mười bảy, mười tám đến bên giường cầm áo anh lôi dậy. Chưa hiểu ra sao thì hai cô thì thầm vào tai anh: "Cán bộ ra rừng ngủ với chúng tao đi. Chúng tao thích cán bộ mà, dậy đi chúng ta đi ’coong trình’ nào..."
 
Đôi mắt sáng long lanh của cô gái Dao khi nhìn thấy khách lạ
.
Anh cố thụt đầu vào trong chăn, thì hai cô gái càng lôi anh mạnh hơn, khiến anh vô cùng sợ hãi. Trước khi lên vùng cao, người ta kể với anh chuyện ma cà rồng chuyên hút máu người. Ma cà rồng hiện hình qua các cô gái xinh đẹp, đêm đêm đi tới những ngôi nhà, chờ khi ngủ say mới dùng một cọng cỏ tranh luồn qua màn hút máu người đang ngủ. Ai bị ma cà rồng hút máu thì da cứ vàng bủng rồi chết.

Trong ánh lửa từ lò nấu cám lợn và ngọn đèn đốt bằng mỡ trâu đặt trên giá ở chiếc cột giữa nhà hắt tới, khiến gương mặt hai cô gái Dao đẹp hoang dại, rực rỡ như bông hoa rừng. Câu chuyện ma cà rồng vụt hiện trong đầu khiến anh hét lên sợ hãi. Nghe tiếng động, ông trưởng bản trở dậy, ông nói gì đó với với hai cô gái, họ cười khúc khích rồi buông áo anh ra.

Sớm hôm sau kể lại chuyện đó với chủ nhà, trưởng bản cười bảo anh: "Mấy đứa con gái thích cán bộ kiểm lâm, nên muốn kéo ra rừng ngủ với chúng nó đấy..." Chàng kiểm lâm trẻ tuổi khi đó mới nuốt nước bọt tiếc của giời cho.
 
Thiếu nữ Dao đỏ.
Thiếu nữ Dao đỏ.
Tháng ba năm sau, Hạt kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ cúng rừng, để người dân ký cam kết bảo vệ rừng. Chiều ấy, anh chàng kiểm lâm trẻ tuổi rủ cô gái Dao xinh nhất bản vào rừng, vừa mới ôm cô gái vào lòng thì cô gái hét toáng lên vùng bỏ chạy về bản. Hoá ra cô gái không đồng ý “coong trình” với chàng kiểm lâm, nên gia đình cô gái phạt vạ.

Theo tục lệ của bản, chàng kiểm lâm phải mua hai con gà trống thiến và hai chai rượu để gia đình cô gái cúng ma, gọi hồn cô ấy lạc ngoài rừng về. Kể lại chuyện này với tôi, anh bạn cười khì: Do hồi ấy mình trẻ quá, chả biết phong tục của họ thế nào, chuyến ấy tôi suýt bị kỉ luật. Bây giờ cứ nghe nói hai tiếng “coong trình” là tôi sợ vãi linh hồn mất rồi...

Lần đầu tiên vào Tân Phượng nơi cư trú của 96% là người Dao đỏ cùng với hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Yên Đặng Văn Tâm và Hoàng Cửu Tung, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm địa bàn. Kể lại chuyện của anh bạn làm VQG Hoàng Liên, Tung cười rất to: "Năm 2006, tôi được phân công phụ trách địa bàn xã Tân Phượng, hôm ấy tôi lên nghỉ ở một gia đình thôn Khiểng Khun, chủ nhà mổ gà tiếp đón tôi rất niềm nở, cả chủ và khách đều uống rượu say lả lướt, người vợ của chủ nhà nhìn tôi đôi mắt long lanh lạ lắm."
 
Hoàng Cửu Tung, người từng được phụ nữ Dao đỏ rủ “coong trình”.
Hoàng Cửu Tung, người từng được phụ nữ Dao đỏ rủ “coong trình”.
Đêm ấy chừng đã khuya, tôi đang mơ màng thì thấy một người phụ nữ trườn vào trong màn rồi ôm lấy tôi, tôi giật mình mở mắt ra, nhận thấy người đang ôm mình là vợ chủ nhà, chị ta thì thầm vào tai tôi: Mình thích cán bộ, cán bộ “coong trình” với mình nhé... Hoảng quá, tôi vùng dậy mở cửa chạy ra ngoài, còn anh chồng chị ta thì vẫn ngủ như chết. Anh ta uống rượu say quá...

Chuyện quan hệ tình dục của người Dao đỏ khá phóng khoáng, cũng có người giải thích rằng: Do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hoặc những đứa trẻ sinh ra dị dạng, hoặc không phát triển trí tuệ và thể hình. Chính vì thế người phụ nữ Dao đỏ muốn duy trì nòi giống bằng cách quan hệ với nhiều người đàn ông khác với vóc dáng cao to, đẹp trai để sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, xinh đẹp.

Tập tục ấy đã có từ lâu đời, chợ tình Sa Pa của người Dao đỏ phải chăng chỉ để giao lưu tình cảm, thoả mãn nhu cầu tình dục hay sâu xa là cải tạo giống nòi? Điều này cần các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp. Nhiều người kinh ngạc khi nhìn thấy các cô gái Dao đỏ xinh đẹp lạ kỳ, họ thốt lên: Những cô gái này như từ đâu tới, đẹp như tiên sa vậy... Không rõ, những cô gái kia có phải là sản phẩm của những đêm “coong trình” với những người đàn ông ở những vùng khác?
 
Ông Bàn Phúc Châu cười nhớ lại những đêm “coong trình”.
Ông Bàn Phúc Châu cười nhớ lại những đêm “coong trình”.
Thợ săn Bàn Phúc Châu sau khi nghe tôi hỏi phong tục “coong trình”, rằng ông đã “coong trình” với bao nhiêu người phụ nữ rồi? Ông rung đùi cười phô hai hàm răng nhọn hoắt đầy hứng khởi: Ô, không nhớ mình đã “coong trình” với bao phụ nữ đâu. Xấu trai như mình cũng chẳng mấy cô thích. Ừ, nếu vợ người ta thích mình thì mình “coong trình” luôn. Cái lý của người Dao đỏ là: Không cho mượn, không cho xin, chỉ ăn cắp thôi. Nếu chồng người ta bắt được thì nộp phạt đôi gà và chai rượu, nhẹ nhàng không đáng kể...

Thợ kèn được mời đến thổi từ giờ Dần (5 giờ sáng), cho đến khi chia tay gia đình nhà gái. Kèn có nhiều bài: Kèn đón dâu, kèn cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ, kèn chúc họ hàng, anh em hai bên bố mẹ, kèn diễn dịch những câu đối mọi người tặng... bài cuối cùng là bài kèn đưa tiễn nhà gái trở về. Khi đó nhà trai ra tiễn nhà gái, họ lại chúc rượu nhau, rượu rót bằng bát, phải uống thật say, đám cưới có say rượu mới vui...

Ông Châu lại rung đùi cười sung sướng: Vợ mình chắc nó cũng đi “coong trình” với người đàn ông khác, mình không biết thì chịu, nếu vợ mình có con với người đó cũng chả sao, nó gọi mình bằng bố chứ có gọi người kia là bố đâu. Có người còn phải mua con nuôi bằng bạc trắng kia mà. Người Kinh bảo: Cá vào ao nhà ai thì nhà ấy được, có gì phải buồn ...

Ông Châu kể rằng, phong tục “coong trình” giống như chuyện ngủ thăm, khi người con trai, hoặc con gái từ nơi khác đên thôn bản mình chơi, những chàng trai cô gái kéo đến, nếu cô gái thích chàng trai kia thì đêm ấy cô gái rủ chàng trai ra đầu sàn, hoặc ra rừng tâm sự, họ có thể ngủ với nhau tuỳ họ. Chuyện ấy là tự nguyện, chẳng ai cấm. Còn ngủ với vợ người khác, phải được người phụ nữ ấy đồng ý, nếu chẳng may bị bắt được thì phải nộp phạt...

Ngồi bên tôi là Triệu Thị Luyến, người hàng xóm của ông Bàn Phúc Châu được ông mời sang rót rượu nghe chuyện “coong trình” cứ cười khúc khích. Tôi nhớ ban sáng khi xin dấu uỷ ban xã đóng vào giấy đi đường, Triệu Thị Luyến cứ cười, tôi chả hiểu cô bé cười gì, mấy người đàn ông cũng cười theo.

Hỏi thì một người bảo: Cháu nó bảo, dấu chỉ có một cái, chú xin thì cháu lấy gì dùng? Nếu chú muốn “úp” thì cháu cho chú “úp” vài cái... Tôi hỏi Luyến: Ba đứa con của Luyến thì mấy đứa là con của chồng em? Luyến cười bảo: Cả ba đứa con đều là con của chồng em... Đặng Thị Tâm, Phó chủ tịch HĐND xã cười ý nhị bảo tôi: Ba đứa con của Luyến đều gọi chồng của nó là bố đấy anh ạ. Em người xã Tân Lĩnh, sau những đêm “coong trình” đã bắt được chồng em, nên em mới về làm dâu đất này...
 
Sau những đêm “coong trình” những đôi trai gái nào thích nhau tự nguyện lấy nhau thì hai gia đình sẽ bàn việc cưới. Đám cưới của người Dao đỏ khác các dân tộc khác trong đám người ta thổi kèn. Chủ tịch xã Triệu Tiến Tiên, ông Bàn Phúc Châu đều là người thổi kèn có hạng của xã Tân Phượng, nhiều đám cưới mời hai ông này tới thổi kèn để rước dâu về.

Thợ kèn được mời đến thổi từ giờ Dần (5 giờ sáng), cho đến khi chia tay gia đình nhà gái. Kèn có nhiều bài: Kèn đón dâu, kèn cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ, kèn chúc họ hàng, anh em hai bên bố mẹ, kèn diễn dịch những câu đối mọi người tặng... bài cuối cùng là bài kèn đưa tiễn nhà gái trở về. Khi đó nhà trai ra tiễn nhà gái, họ lại chúc rượu nhau, rượu rót bằng bát, phải uống thật say, đám cưới có say rượu mới vui...
Theo NNVN

Kho Tri Thức

Đã có những kho báu tri thức vô giá bị chính con người phá hủy một cách đáng tiếc trong lịch sử. 
Thư viện Alexandria, Ai cập


Thành phố Alexandria được xây dựng năm 331 trước CN bởi Alexander đại đế sau khi ông chinh phục Ai Cập. Sau khi ông qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông là Ptolemy đã chiếm quyền kiểm soát khu vực này và bắt đầu một vương triều mới kéo dài hàng trăm năm. Dưới triều đại của Ptolemy, cả khu vực Alexandria trở thành trung tâm của học vấn và một thư viện khổng lồ đã được xây dựng để chứa đựng hàng trăm nghìn tài liệu được lưu trữ dưới dạng những cuộn giấy.

Có rất nhiều người thời đó tới đây để học tập và giảng day. Tuy nhiên cho tới một thời điểm trong quá khứ, toàn bộ thư viện đã bị phá hủy và quá trình trở thành một bí ẩn lịch sử. Ban đầu, người ta cho rằng Julius Caesar vô tình đốt cháy nó khi đang gặp gỡ Cleopatra. Nhưng sau sự kiện này nhiều tài liệu của thư viện vẫn tồn tại.

Vào thế kỉ thứ 4, lãnh tụ Thiên chúa Theophilus thấy không hài lòng khi một lượng lớn sách vở được cho là “tà giáo” hiện hữu ở Alexandria, do đó ông đã kích động đám đông phá hủy thư viện. Mặc dù vậy những tổn thất vẫn chưa đủ để phá hủy hoàn toàn thư viện. Và một lần nữa hành động này tiếp tục được lặp lại khi đạo Hồi phát triển và khu vực này bị Caliph Omar chinh phục, ông lại ra lệnh phá hủy toàn bộ sách vở ở đây. Các nhà sử học không thể thống nhất được việc thư viện bị phá hủy hoàn toàn do sự việc nào liệt kê ở trên, nhưng tất cả đều đồng ý rằng tất cả kiến thức vĩ đại ở đây đều đã biến mất.

Thư viện hoàng gia Constantinople, đế chế Byzantine 
[​IMG]

Khoảng năm 493, nửa Đông của Đế chế La Mã tiếp tục tồn tại trong khi nửa Tây thì sụp đổ. Ngày nay, chúng ta gọi nửa Đông này là đế chế Byzantine, nhưng họ luôn coi bản thân mình là người La Mã. Do đó, họ lưu trữ và sao chép các tác phẩm vĩ đại của người La Mã và Hi Lạp ở các thành phố của mình. Ở thủ đô, họ xây dựng lên thư viện hoàng gia Constantinople. Cứ mỗi thế kỉ, thành phố lại bị hỏa hoạn tấn công và các cuốn sách, cuộn giấy trong thư viện được thay thế.

Tất cả thay đổi vào năm 1204 khi các chiến binh Thiên Chúa trong cuộc thập tự chinh thứ 4 tấn công thành phố này, cướp bóc tài sản quý và phá hủy tất cả. Sau khi quân thập tự chinh rút đi, người Byzantine đã tái tạo lại được một phần thư viện. Nhưng vào năm 1453, một lần nữa thành phố bị quân Ottoman tấn công và từ đó mọi tài liệu tri thức tại đây đã bị biến mất vĩnh viễn.

Ngôi đền kiến thức của Ai Cập
[​IMG]

Sau khi giành độc lập, Ai Cập đã tìm cách kiểm soát các di sản của mình bằng việc ngăn cản dòng chảy cổ vật ra khỏi đất nước và tránh cho chúng rơi vào tay các nhà sưu tập trên khắp thế giới. Họ đã thành lập được một số bảo tàng, bao gồm cả Ngôi đền kiến thức (Institut d’Égypte), nơi lưu giữ hàng trăm nghìn tài liệu và sách vở, một số có từ thế kỉ 16. Vào ngày 17/12/2011, trong cuộc bạo loạn lật đổ tổng thống Mubarak, người biểu tình tràn vào bảo tàng và một chai xăng cháy đã bị ném qua cửa sổ. Dù có nhiều nỗ lực dũng cảm của người xung quanh để cứu các tác phẩm quý giá ở đây, chỉ một phần rất nhỏ được mang ra ngoài. Phần còn lại bị phá hủy hoàn toàn bởi ngọn lửa.

Nalanda, Ấn Độ
[​IMG]

Nalanda là một trong những trường đại học lớn nhất từng xuất hiện và tồn tại trong hơn 700 năm, bắt đầu từ năm 500 sau CN. Nằm ở địa phận phía Bắc Ấn Độ ngày nay, trung tâm học vấn này thu hút các học giả từ Tibet, Trung Quốc, Hi Lạp và Ba Tư. Là một trung tâm giảng dạy Phật giáo, nơi đây nhanh chóng trở thành mục tiêu cho những kẻ muốn phá hủy nền văn hóa Phật giáo. Năm 1193, vua Thổ Nhĩ Kì là Bakhtiyar Khilji tấn công thành phố, thiêu sống hàng nghìn học giả và bỏ ra hàng tháng trời để đốt cháy các cuốn sách ở đây. Các câu chuyện thời đó kể về một cột khói khổng lồ bốc lên từ thành phố và làm bầu trời tối đen trong suốt một tháng. Người Thổ Nhĩ Kĩ thành công trong việc đánh bật Phật giáo và dẫn tới việc nó hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ. Sự phá hủy này cũng đẩy Ấn Độ vào một thời kì tăm tối do mọi kiến thức cao cấp về toán học, thiên văn, hóa học và giải phẫu đều bị mất đi.

Ngôi nhà thông thái
Khi vùng Iraq bị người Ả rập chinh phục và thuộc quyền kiểm soát của Hồi giáo, họ đã khám phá được một kho kiến thức khổng lồ tại đây. Một số lượng lớn các bộ sưu tập được tạo ra từ sự kết hợp của nhiều tài liệu sách về thế giới Hồi giáo. Ban đầu chúng được giữ tại Damascus và đến năm 762, dưới triều đại Caliph al-Mansur, thành phố Baghdad được sáng lập.

[​IMG]

Các cơ quan hành chính và cả thư viện cũng sớm được dời tới đó. Ở Baghdad, thư viện này phát triển mạnh và được biết tới với tên gọi “Ngôi nhà thông thái”, lưu trữ các kiến thức từ Hi Lạp cũng như các tác phẩm được dịch tới từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy vậy, tới thế kỉ thứ 13, Hulagu Khan và đội quân Mông Cổ tấn công và chinh phục mọi thứ. Khi Hulagu Khan tới biên giới vương quốc Abbasid Caliphate, ông cho người tới Baghdad và bị từ chối bởi người cai trị thành phố là Caliph Al-Musta’sim.

Hulagu Khan nổi giận và tấn công vương quốc này, tiêu diệt hết mọi sự chống trả và nhanh chóng bao vây Baghdad. Sau 2 tháng, thành phố cuối cùng phải đầu hàng. Sau đó, Baghdad bị cướp bóc trong suốt một tuần lễ. Dòng sông chảy qua thành phố liên tục đổi màu giữa màu đỏ từ máu của những người bị giết và màu đen từ những cuốn sách bị ném xuống sông. Hàng trăm nghìn tuyệt tác đã vĩnh viễn mất đi và sự phá hủy của Baghdad đánh dấu sự kết thúc cho kỉ nguyên vàng của đạo Hồi.



Theo Dân Trí

Giải Mã,Kho Tri Thức