Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Tác giả: GS.TS CAO NGỌC LÂN
(Đại học Quốc tế Thành công Đài Loan)
(Đại học Quốc tế Thành công Đài Loan)
1. Tả Ao để mộ tổ cho nhà Trạng Lợn Dương Đình Chung
Vào thời nhà Lê, họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Đến đời ông Dương Đình Lương thì sa sút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.
Hai vợ chồng ông tuy sống bằng nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thật thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ Trời Phật rất mực, chứ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.
Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.
Lương ông đáp:
- Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì sẽ lỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày. Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.
Ông khách mừng rỡ.
- Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.
Lương ông đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp:
- Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.
Hai người trò chuyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.
Thì hóa ra ông nọ là một thầy địa lý đang đi xem đất, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền lành, Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý.
Tả Ao hỏi Lương ông:
- Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quý cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?
Lương ông đáp:
- Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.
Tả Ao gật đầu:
- Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt mả tổ cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.
Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Lương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lương ông lại càng cố tu nhân tích đức. Được gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ.
Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò gọi là gò Thần Đồng. Lần nào đi chợ về Lương ông cũng thấy trong lùm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:
- Thầy ơi, lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.
Lương ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:
- Ờ để lần sau thầy mua quà cho con.
Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:
- Đứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.
Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:
- Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.
Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chợ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Ông biết đây không phải là người mà là ma. Một lần đi qua để quà xong ông hỏi: “Con có thể về làm con của ta được không?” Đứa bé nói: “Thế con ở với thầy được bao lâu?” Ông nói: “Thầy mua cho con bao nhiêu lần quà thì con ở với thầy bấy nhiêu năm”. Ông nhẩm tính mình đã mua được bảy mươi hai lần. Khi về đến nhà thì Lương bà chuyển bụng sanh được một con trai. Đứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.
Lương ông đặt tên cho con trai là Chung Nhi. Tục truyền vua Lê Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi. Cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy. Sau này cả ba người này cứu vua Lê Thánh Tông thoát nạn Lê Nghi Dân cướp ngôi. Cả ba ông giúp vua Lê Thánh Tôn đánh giặc Chiêm thành ở phía nam, đi sứ ngoại giao với triều Minh ở phương Bắc, làm cho Lê Thánh Tông trở thành ông vua nổi tiếng trong lịch sử.
2. Cứu vua nhờ mộ kết phát
Một ngày nọ, Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh. Khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.
Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi:
- Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui.
Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão:
- Cháu mời ông dùng cơm…
Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối. Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân:
- Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy địa lý Tả Ao đây!
Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền quỳ lạy xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp:
- Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ…
Anh nông dân trả lời:
- Ông dạy quá lời, nhà cháu mấy đời nay đều là nông dân chân lấm tay bùn, bần hàn, đi cày thuê cuốc mướn kiếm cơm qua ngày, mong gì nở mày nở mặt với ai?
- Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quiý trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho.
Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha anh ta. Tả Ao xem xong mới truyền:
- Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi.
Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn. Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn:
- Anh nhớ không cho ai biết chuyện này. Một trăm ngày nữa, vào ngày mùi tháng ngọ, đúng giờ tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: “Con xin cứu ngài!”, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết.
Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu.
Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời. Quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to:
- Thưa ngài, con xin cứu ngài!
Nói đoạn ghé vai cõng người ấy chạy một mạch về giấu trong nhà. Người ấy dáng chừng sợ hãi, suốt ngày im lặng nghe ngóng động tĩnh. Anh nông dân cũng chẳng hỏi thân thế của người đàn ông ấy đang lo sợ đến quên ăn mất ngủ.
Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai đang giữ vua ở đâu thì báo cho quan quân kịp đưa vua về kinh. Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.
Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể. Như vậy, ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày.
3. Tả Ao giúp làm quan
Quanh năm Tả Ao thường đi đây đó khắp trong nước để tìm những ngôi đất quiý. Một lần đi qua tỉnh nọ thấy có một ngôi đất rất đẹp, ông bèn buột miệng khen:
- Kiểu đất này mà đặt mộ thì chắc chỉ sáu tháng là phát làm quan. Nhà ai có phúc thì được hưởng thôi.
Sau đó ông đi về hướng làng, gặp một người đàn ông trung niên đi tới. Nhìn thấy nét mặt ông ta tuy phúc đức nhưng tướng lại khắc khổ quá. Tả Ao mới hỏi:
- Ông có muốn ra làm quan không?
Người đàn ông đáp:
- Lạy ông, nhà tôi bất hạnh ba đời, học hành chỉ đủ đọc sách, muốn làm quan không xong, thi cử đợt nào cũng thi rớt, nên nay vẫn sống kham khổ làm ruộng kiếm sống thôi. Được làm quan thì phúc ba đời để lại.
Tả Ao nghĩ bụng ông ta không nói sai. Rồi ngắm nhìn ông ta một lúc bèn nói:
- Thôi được, tôi sẽ giúp ông̣ đặt lại ngôi mộ tổ. Ông về lo sẵn 300 quan tiền.
Người đàn ông mừng lắm vội mời Tả Ao theo mình về nhà, gọi người thân ra đào ngôi mộ tổ, bốc xương cốt cho vào cái tiểu sành đem đến chôn sâu xuống huyệt đất do Tả Ao vừa thấy ban sáng mà táng lại. Xong việc, ông ta giữ lời, trao cho Tả Ao đủ 300 quan tiền, nhưng Tả Ao chỉ lấy có ba quan, còn lại ông bảo đem phát hết cho người nghèo khó trong làng.
Gần sáu tháng sau, vào một đêm không trăng, cả nhà ông ta đang quây quần dưới ngọn đèn bỗng có tiếng người gõ cửa. Người nhà ông ta ra mở cửa, thấy trước mặt là một ông tướng uy nghi lẫm liệt nhưng có vẻ đang thất cơ lỡ vận. Khách thật thà nói mình đang lỡ độ đường, xin gia đình cho ăn uống. Ông ta vốn hiếu khách vội sai người nhà nấu cơm đãi khách rất mực nồng hậu.
Cơm nước vừa xong, ông khách mới nói:
- Thưa ông̣, tôi là tội phạm đang bị nhà Chúa lùng bắt. Đằng nào tôi cũng không thoát khỏi. Xin ông̣ mang dây thừng trói tôi lại rồi đem nộp cho chúa Trịnh mà lĩnh thưởng. Như vậy dù tôi có bị hại, tôi cũng giúp ích được cho gia đình ông̣, còn hơn là uổng thân vô ích.
Cả nhà kinh ngạc sững sờ trước những lời nói của người khách lạ. Không ai nỡ hành động, nhưng ông khách cứ giục mãi, bất đắc dĩ họ phải làm theo.
Chúa Trịnh được ông ta giao nộp viên tướng thất thế, hết sức khen ngợi, bèn phong cho làm chức Tri huyện để trọng thưởng. Vị khách đó chính là Mạc Kính Đô, tướng nhà Mạc đang bị thất thế. Vì cảm tấm lòng tốt của người đàn ông mà Kính Đô đáp lại ông bằng một hành động lạ lùng có một không hai trong thiên hạ.
Đúng như lời tiên đoán của Tả Ao không sai. Chỉ trong sáu tháng là được làm quan.
4. Tả Ao giúp làm thợ
Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ.
Giữa lúc trong đình đang làm lễ kỳ yên, các vị chức sắc trong làng đang chuẩn bị bữa tiệc chiều. Một người biết mặt Tả Ao liền chạy ra khẩn khoản mời ông vào trong đình. Các vị chức sắc được gặp thầy địa lý trứ danh nên mừng lắm, ông tiên chỉ trong làng nói:
- Hôm nay là ngày tế kỳ yên trong làng, may được gặp thầy thật là phúc cho cả làng này lắm. Nhân thể nay mai làng cho sửa lại ngôi đình, xin cụ coi cho cái hướng nào tốt, làm sao cho làng chúng tôi phát khoa bảng rầm rầm, nhằm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay. Lâu nay cả làng chưa ai thi đậu cả.
Một ông hăng hái nói thêm:
- Cụ tiên chỉ nói phải đấy thưa cụ. Các làng bên, không làng nào không có tiến sĩ, cử nhân, xoàng thì cũng phó bảng, chót chét cũng tú tài. Riêng làng này chắc các cụ trước đặt hướng đình có nhầm nhỡ gì đây nên bao nhiêu năm trời vẫn suôn cành, không hưởng được trái lộc nào. Cụ đã đến đây xin ra tay giúp chúng tôi được đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho hả dạ.
Tả Ao chỉ cười nói:
- Tưởng gì chứ nếu các cụ chỉ ước có vậy thì tôi xin ra tay, không dám nề hà gì nhưng chỉ xin 3000 quan tiền để lấy công thôi.
Các vị chức sắc nghe nói đến tiền công đến 3000 quan, thì lắc đầu le lưỡi, có người than thở:
- Làng này vì không đỗ đạt, nên không “tơ hào” được gì nên còn nghèo túng, chỉ mong sau này đè đầu cưỡi cổ được thiên hạ, nói gì 3000 đến 5000 quan chúng tôi cũng lo cho cụ được, mong cụ xem lại mà bớt cho.
Tả Ao nghĩ thầm trong bụng, ta lấy tiền giúp người nghèo chứ có phải dùng riêng đâu. Bọn chúng mi thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để kiếm tiền hưởng thụ, thì ta sẽ chiều ý thôi. Nghĩ thế nên giận, Tả Ao lên tiếng:
- Nghe các vị nói như vậy, ta cũng cảm động lắm, thôi thì các vị có bao nhiêu để trả công, xin cứ nói thấy được ta giúp cho.
Vị tiên chỉ nghe Tả Ao nói thế, liền đáp:
- Trong đình chỉ còn vỏn vẹn 500 quan tiền, mong cụ lấy giúp.
Tả Ao lại giận trong lòng, đình làng nghèo mà cúng kỳ yên đến hai bò năm trâu mười lợn như thế này thì thánh thần nào chứng, nhưng để làm gương cho đám chức sắc, ông cũng hài hả đáp:
- Thôi được, mấy vị đã nói thế ta cũng giúp cho làng, sau này ai cũng đè đầu cưỡi cổ thiên hạ đều được cả.
Ngay sau đó, Tả Ao ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong ông cáo biệt đi thẳng.
Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí. Nhưng quái lạ, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu. Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Sau đó, thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo. Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ để… cắt tóc, cạo mặt, ngoáy tai…
Các cụ chức sắc lúc ấy mới ngã ngửa hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây nhưng cũng hiểu rõ vì quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao chơi trác.
5 Tả Ao trị kẻ gian xảo
Ở tỉnh Đoài có một gã trọc phú thích công danh, chỉ ước cho hai con mình được đỗ đạt hầu vênh vang với thiên hạ.
Nhân dịp Tả Ao ghé qua tỉnh, nhà trọc phú bèn túm lấy năn nỉ ông, đặt giúp cho một ngôi mộ làm sao cho hai đứa con được đỗ bảng nhãn, thám hoa rồi được bổ làm quan.
Tả Ao nói :
- Nếu ông thực lòng muốn thế thì tôi sẽ giúp, nhưng tôi xin nói thật, để thỏa lòng việc này cũng phải tốn kém lắm!
- Tốn kém như thế nào xin ông cứ cho biết, tôi sẽ cố gắng lo liệu – gã trọc phú nói.
- Chí ít cũng phải 500 quan tiền. Ông biết đấy, đoạt được bảng nhãn, thám hoa, đâu phải chuyện chơi !
Gã trọc phú liền gãi đầu :
- Thưa ông, những 500 quan một ngôi mộ… chẳng giấu gì ông, tôi đang gặp cơn đen vận túng, chi những 500 quan một lúc, cũng khá nặng. Xin ông nới tay cho thì tôi cảm ơn lắm!
- Thế chí ít ông chi được bao nhiêu quan tiền?
- Chừng 200 quan có được không? Xin ông ra ơn làm phúc, sau này như ý tôi sẽ hậu tạ thêm !
- 200 quan thì sao đủ? Nào phải phân kim, xem hướng long mạch, định huyệt, rồi cúng tế cho ngũ phương, ngũ thổ long mạch thần linh, nào Trạch chúa, Sơn hà hải ngạn chi thần, nào đương niên đương canh mệnh vị thần quân, nào thành hoàng bản cảnh đại vương liệt vị ! Những ngần ấy thứ sao đủ sắm lễ…
- Thôi được! Ông đã có lòng giúp thì tôi cũng vui lòng dấn thêm, ta quyết với nhau 300 quan tiền nhé! Xin ông bắt tay vào việc ngay ch !
- Thôi được! Tôi nể lời ông lắm vì muốn tạo phúc cho con cái.
Tả Ao sau khi nhận tiền xong, sai người đi mua một chiếc tiểu sành. Còn bao nhiêu tiền đem cho những người nghèo khó hết.
Hôm sau, dưới sự chỉ dẫn của Tả Ao, gã trọc phú và đám gia nhân bốc ngôi mộ tứ đại chôn vào ngôi huyệt mới. Rồi Tả Ao giao cho gã trọc phú một ống tre, trong đựng một tờ “phép”, dặn phải đúng một năm sau mới được mở ra xem. Nếu táy máy mà giở ra đọc trước, ngôi mộ sẽ hỏng mất thì đừng trách ông.
Chưa được một năm, bỗng nhà trọc phú gặp liên tiếp nhiều tai họa, gia sản bị cướp bóc , lại bị thưa kiện, rồi bệnh hoạn. Hai thằng con trai thì đổ đốn bỏ học, đi chơi bời lêu lổng thêm tính nghiện hút. Gia đình lâm vào cảnh cùng quẫn, cả nhà phải xoay ra làm nghề mổ heo đem ra chợ bán kiếm miếng ăn. Mấy cha con hóa thành đồ tể.
Đúng ngày Tả Ao dặn, gã trọc phú tán gia bại sản mới giở ống tre ra xem, thì thấy có một mảnh giấy trong đó viết mấy câu sau:
Thiếu tiền 3 quan
Bị giảm 3 phần
Bút hóa ra cây xiên (thịt)
Nghiên hóa ra thớt
Bảng nhãn thám hoa
Hóa ra đồ tể!
Đọc xong tờ giấy, cả nhà mới ngã ngửa người ra. Thì ra lúc giao tiền cho Tả Ao, gã trọc phú đã cố tình đếm thiếu 3 quan. Gã có ngờ đâu hành vi ấy đã làm Tả Ao giận và ông đã đặt mộ tổ nhà kẻ trọc phú vào mảnh đất phát về nghề giết mổ.
6 Tả Ao và anh chàng học trò
Ở một làng có một anh chàng láu cá thượng hạng nhưng thông minh và hiếu học. Hoàn cảnh anh ta thật đáng thương, có người chị gái góa bụa có con thơ, vẫn phải đầu tắt mặt tối nuôi em ăn học. Hai chị em bữa đói bữa no.
Anh chàng cảm thấy vô cùng phẫn chí.
Bỗng một hôm anh ta nghe tiếng thầy Tả Ao đi qua làng, bèn liều mình đến lạy ông thương xót hoàn cảnh của hai chị em mà gia ân làm phúc. Tả Ao thấy anh ta mặt mày khôi ngô, lại tỏ ra con người có chí tiến thủ, bèn nhận lời.
Sau khi làm bữa cơm đãi thầy, người chị sụt sùi kể:
- Bẩm cụ chẳng may cho hai chị em cháu, cha mẹ đều mất sớm. Em cháu đã cố theo nghiệp bút nghiên, mà không hiểu sao đi thi mấy lần đều trượt. Nay chị em cháu trông cậy vào cụ, xin cụ rộng lòng thương!
Tả Ao mới hỏi:
- Thế mộ cụ thân sinh của chị đặt ở đâu?
Người chị nghe hỏi, càng nức nở khóc rằng:
- Thưa cụ, cha mẹ chúng cháu mất từ khi chúng cháu còn quá nhỏ, nên đến nay không còn biết mộ đặt ở chỗ nào nữa!
Tả Ao suy nghĩ rồi bảo:
- Thôi, cũng không can hệ gì!
Đoạn ông vừa uống rượu vừa chú ý nhìn ra ngoài sân. Chợt phát hiện có một luồng khí trắng từ dưới đất bốc lên, đích thị đó là khí long mạch.
Tả Ao liền nghĩ đến phép “táng sống”, một trong những phép vi diệu nhất của môn địa lý phong thủy.
Ông sai hai chị em đào một cái hố ở ngay địa điểm có luồng khí bốc lên, sâu hơn hai thước. Sau đó bảo chàng trai đứng xuống hố và dặn hễ thấy nóng tới đâu thì phải báo cho ông biết tới đấy.
Đoạn Tả Ao đứng ở một chỗ khác, dùng chân dậm lên long mạch, miệng khấn: “Bản xứ thổ địa long mạch thần linh, phóng hậu khí vào anh học trò thi cử lận đận”.
Quả nhiên anh học trò bắt đầu thấy nóng ran từ dưới bàn chân nóng lên đầu gối rồi lên đùi. Anh ta nghĩ rằng chắc càng nóng nhiều và càng lên cao trên mình thì càng tốt. Vì vậy anh ta cố sức chịu nóng. Tả Ao liền hỏi:
- Nóng đến đâu rồi?
Anh học trò thấy đã nóng tới đùi, nhưng nói dối rằng:
- Thưa cụ, tới bắp chân rồi ạ!
Lát sau Tả Ao lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
- Thưa, tới đùi rồi ạ!
Tả Ao dậm mạnh chân hơn rồi lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
Thực ra nóng đã tới vai, nhưng anh học trò láu cá lại bảo:
- Thưa, tới bụng rồi ạ!
Tả Ao lấy làm lạ, tại sao lần này hậu khí lại lên chậm như thế? Ông lập tức chạy đến chỗ chàng trai, sờ vào người thì thấy nóng đã tới vai. Ông bực lắm quát:
- Tại sao đã nóng tới vai mà anh lại bảo mới nóng đến bụng? Anh nói dối thế này rồi sẽ gặp đại họa. Tôi bảo trước cho anh biết, sau này anh tuy được làm quan nhưng sẽ phải chết bất đắc kỳ tử.
Nói xong, Tả Ao vào khoác tay nải đi luôn một mạch. Vừa đi ông vừa hối hận, rằng đã già trên đầu hai thứ tóc còn bị một thằng con nít́ lừa. Giá ông không nhanh trí chạy lại sờ xem thì chắc anh chàng láu cá sẽ chờ nóng đến đầu, ắt sẽ được làm vương.
Hiệu quả của sự “táng sống” này thật là mầu nhiệm. Từ hôm đó, anh chàng học một biết mười, chẳng bao lâu chiếm được bảng vàng rồi được bổ làm quan đến chức nhất phẩm, nhưng về sau trong nước xảy ra loạn lạc, vua sai anh ta cầm quân đi đánh và bị trúng tên chết liền tại trận.
7 Tả Ao và làng làm nghề đóng cối
Một hôm Tả Ao đang đi bị lỡ độ đường, ông phải vào một làng xin ngủ đỡ qua đêm.
Tả Ao đi đã nhiều nơi nhưng không thấy nơi đâu buồn tẻ như cái làng này. Tất cả đàn bà trong làng đều tất bật lam lũ, gồng gánh suốt từ mờ đất cho đến lúc gà lên chuồng vẫn chưa ngơi tay. Họ phải làm hàng xáo (bán gạo thóc), nào đong gạo, phơi phóng, sàng sẩy, phân loại gạo nào ra thứ gạo ấy rồi gánh ra chợ đua tài buôn chín bán mười, lấy tiền nuôi chồng nuôi con. Trong khi các ông chồng lại quanh năm không mó tay vào một công việc gì. Suốt ngày rủ nhau hết rượu chè hút xách, lại cờ bạc thâu đêm suốt sáng.
Tuy làng này đối với ông không có họ hàng gì, nhưng không hiểu sao Tả Ao vẫn không thể nào nhẫn tâm mà bước đi tiếp. Ông nghĩ phải tìm cách kiếm cho bọn đàn ông trong làng một nghề ngỗng gì đó cho họ làm.
Sáng hôm sau, ông ra quán nước đầu làng ngồi uống nước, gặp ngay vị tiên chỉ. Sau câu chào hỏi làm quen, Tả Ao nói:
- Bẩm cụ, tôi là thầy địa lý, hôm nay rảnh rỗi đi xem phong thủy vùng ta hung cát thế nào…
Ông tiên chỉ mừng rỡ kêu:
- Ối trời đất ơi! Thì ra cụ là thánh địa lý Tả Ao đấy à. Lạy thánh mớ bái, tôi thật là được văn kỳ thanh mà bất kiến kỳ hình. Thưa cụ, xin mời cụ vào trong đình để các vị bản chức trong làng được yết kiến thánh nhan của cụ và xin cho mấy lời chỉ bảo, xem cái lẽ hung kiết của làng ra sao. Sau nhờ bảo ban cho chúng tôi một lời.
Trước sự niềm nở của ông tiên chỉ, Tả Ao bằng lòng theo ông ta vào trong đình. Ông được các vị chức sắc trong làng thiết đãi khá tươm tất. Sáng hôm sau tất cả hương chức cùng nhau dẫn thầy đi xem phong thủy. Nhân tiện, Tả Ao hỏi xem trong làng này có nghề gì phát đạt nhất.
Cụ tiên chỉ đáp:
- Ấy thưa cụ, trong làng này độc nhất có nhà tôi làm nghề làm cối xay đã lâu. Cái nghề tuy kiếm được đồng tiền bát gạo, nhưng phải cái lao lực chứ không được nhàn hạ. Vì vậy mà bao nhiêu tráng đinh trong làng quen dài lưng chẳng ai chịu theo nghề. Tôi cũng rất lấy làm tiếc.
Tả Ao nghe xong vừa đi vừa nghĩ, rồi ông lẩm bẩm:
- Không chịu theo, lười lao động hả. Rồi ta cho phải theo, phải làm tất.
Chợt Tả Ao phát hiện ra một gò đất ở cuối làng, cho rằng có thể làm nên cơ sự ở cái gò đất này.
Ông bảo với vị tiên chỉ:
- Cái gò này án ngữ ở đây không lợi cho làng ta mấy. Nó cản trở cả phần đinh (sinh con sinh cháu) lẫn phần phú (tiền tài). Vậy phải được cải đổi đi một phần, tất sẽ có lợi.
Các hương chức đều nhất trí:
- Cụ dạy thế nào chúng tôi xin thi hành như thế. Được như lời cụ thì thật phúc cho làng quá.
Ngay lập tức các tuần đinh được điều động mang cuốc xẻng ra bạt hai dẻo đất phía tả và phía hữu của gò đất, như thể cắt bớt cánh của con chim ưng. Gò đất chỉ còn lại một ụ tròn, hai bên có hai cái tai như tai cối xay gạo.
Thấy lạ một vị kỳ mục lên tiếng thắc mắc hỏi:
- Thưa cụ tôi xin hỏi, cứ như con mắt tôi nhìn thì gò đất này bây giờ trông sao mà giống cái cối xay gạo đến thế?
Tả Ao cười:
- Thưa cụ, sách địa lý đã dạy: “Địa lý bất ngoại địa hình” (địa lý không ngoài hình thể đất đai). Nên sau này về hậu sự, các cụ sẽ thấy sách dạy không sai.
Sau khi cải đổi hình thể gò đất xong, Tả Ao cáo bận xách túi đi ngay. Các hương chức biếu ông tiền, ông cũng nhất định từ chối.
Quả nhiên mấy tháng sau, tình hình trong làng khác hẳn. Các bà vợ đều mang thai hết một loạt. Rõ ràng làng đã phát về “đinh”, nhưng đồng thời vì bận con mọn nên không ai đi bán hàng xáo nữa.
Các ông chồng hết còn cơ hội bám váy vợ để hưởng thụ an nhàn, nên cực chẳng đã phải tính cách đi kiếm sống. Ông tiên chỉ cho gọi họ sang mở lò đóng cối, không một ai chê bai gì nữa. Tình trạng rượu chè cờ bạc của cánh đàn ông hầu như tuyệt hẳn mà cái nghề làm cối xay này rõ ràng là kiếm ăn được, cối xay làm ra không kịp để bán. Các lái buôn từ các tỉnh tín nhiệm thứ cối gỗ mít thượng hạng của làng, đã ùn ùn kéo đến mua cối về bán.
Tất cả mọi người ngẫm lại lời của Tả Ao nói ngày trước mà bái phục. Rõ ràng “địa lý bất ngoại địa hình” là cuối làng có một gò đất có hình cối xay và làng thì lại phát ề nghề làm cối xay, nổi danh khắp thiên hạ!
Vào thời nhà Lê, họ Dương ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam là một quí tộc có nhiều người làm quan to trong triều. Đến đời ông Dương Đình Lương thì sa sút, con cháu không nối được nghiệp cha ông, phải làm nghề bán thịt để sinh nhai.
Hai vợ chồng ông tuy sống bằng nghề giết heo, giết bò, nhưng bản tính thật thà, phúc đức, có tiền vẫn bố thí cho những người khó ở chung quanh và thờ Trời Phật rất mực, chứ không ác nghiệt như phần đông bạn đồng nghiệp lúc bấy giờ.
Một hôm, Lương ông đi lễ ở cái miếu đầu làng về thì gặp một cụ già vai đeo khăn gói, tay chống gậy, hỏi thăm tìm nhà trọ.
Lương ông đáp:
- Thưa cụ, ở đây không có quán trọ nào hết. Bây giờ trời sắp tối rồi, cụ mà đi nữa thì sẽ lỡ đường, âu là mời cụ về nhà tôi nghỉ. Tôi không có tiền nhưng đủ cơm nước đãi cụ mươi ngày. Nếu cụ có lòng yêu chúng tôi muốn ở lại đây chơi ít ngày.
Ông khách mừng rỡ.
- Nếu được như thế thì còn gì hay bằng.
Lương ông đưa ông khách về nhà, tiếp đãi rất chân thành. Cơm nước xong, ông khách hỏi chủ nhà làm gì. Lương ông cứ thực tình mà đáp:
- Không dám dấu cụ, tổ tiên chúng tôi xưa làm quan to tại triều, nhưng đến chúng tôi tài hèn sức kém nên đành phải bán thịt để sinh nhai.
Hai người trò chuyện một đêm, tâm đầu ý hợp. Chủ nhất định lưu khách lại vài hôm, không ngờ ông khách lì lợm ở lại luôn ba tháng, ngày nào cũng hai bữa rượu rồi chống gậy đi chơi la cà hết gò này sang đống nọ, hết ruộng nọ lại đến ao kia.
Thì hóa ra ông nọ là một thầy địa lý đang đi xem đất, mà ông ta không ai khác hơn là ông thánh địa lý Tả Ao. Thấy Lương ông là một người phúc hậu, hiền lành, Tả Ao muốn đáp ơn, quyết định ở lại liền ba tháng chính là để tìm cho Lương ông một ngôi đất quý.
Tả Ao hỏi Lương ông:
- Ông bà đãi tôi thành tâm quá, tôi cảm tạ lòng ông bà hết sức. Nay tôi tìm được một ngôi đất quý cho ông bà, vậy xin hỏi ông bà muốn gì?
Lương ông đáp:
- Bẩm cụ, tôi chẳng muốn gì cả, chỉ mong mỏi có một điều là sinh được một đứa con trai có học hơn tôi để nối nghiệp ông cha cho khỏi mang tai mang tiếng.
Tả Ao gật đầu:
- Tưởng gì, chớ nếu chỉ có thế thì dễ lắm. Ngôi đất tôi chọn cho ông phát trạng mà lại là Trạng không phải học. Vậy ông sửa soạn đi để tôi đặt mả tổ cho, kẻo tôi có việc sắp sửa phải đi xa rồi.
Lương ông bèn nhờ ông Tả Ao đặt lại ngôi mộ của thân phụ ông. Táng xong được vài tháng thì Lương ông làm ăn thịnh vượng hơn trước. Thấy trời thương như thế, vợ chồng Lương ông lại càng cố tu nhân tích đức. Được gần một năm thì Lương bà có thai. Trong khi Lương bà có thai, Lương ông hàng ngày thấy một hiện tượng lạ.
Nguyên từ nhà Lương ông ra chợ thì phải đi qua một cái gò gọi là gò Thần Đồng. Lần nào đi chợ về Lương ông cũng thấy trong lùm cây có tiếng trẻ con kêu the thé:
- Thầy ơi, lần sau đi chợ thầy nhớ mua quà cho con nhé.
Lương ông thoạt đầu không tin, nhưng sau thấy đứa trẻ cứ nói the thé ra như thế ông phải đáp:
- Ờ để lần sau thầy mua quà cho con.
Lương ông không muốn nói dối, hôm sau mua quà thật. Ông gọi:
- Đứa nào đòi quà thì ra đây mà lấy.
Tiếng đứa trẻ nói vọng ra:
- Thầy cứ để đấy, con ra lấy ngay bây giờ.
Lương ông để ý thì đi một quãng, quay lại xem, gói quà biến từ lúc nào không rõ. Từ đó lần nào đi chợ về, Lương ông cũng mua quà cho đứa trẻ. Ông biết đây không phải là người mà là ma. Một lần đi qua để quà xong ông hỏi: “Con có thể về làm con của ta được không?” Đứa bé nói: “Thế con ở với thầy được bao lâu?” Ông nói: “Thầy mua cho con bao nhiêu lần quà thì con ở với thầy bấy nhiêu năm”. Ông nhẩm tính mình đã mua được bảy mươi hai lần. Khi về đến nhà thì Lương bà chuyển bụng sanh được một con trai. Đứa con ấy là Trạng Lợn sau này vậy.
Lương ông đặt tên cho con trai là Chung Nhi. Tục truyền vua Lê Thánh Tôn cũng ra đời cùng ngày với Chung Nhi. Cả Trạng Ăn, Trạng Vật cũng sinh năm ấy. Sau này cả ba người này cứu vua Lê Thánh Tông thoát nạn Lê Nghi Dân cướp ngôi. Cả ba ông giúp vua Lê Thánh Tôn đánh giặc Chiêm thành ở phía nam, đi sứ ngoại giao với triều Minh ở phương Bắc, làm cho Lê Thánh Tông trở thành ông vua nổi tiếng trong lịch sử.
2. Cứu vua nhờ mộ kết phát
Một ngày nọ, Tả Ao đi ngao du sơn thủy, tuổi tuy đã già nhưng dáng người vẫn quắc thước khoẻ mạnh. Khi ông đi đến một làng quê nọ, trời nắng nóng nên ghé vào ngồi nghỉ mát dưới gốc cây đa bên làng, ông nhìn thấy một anh nông dân đang miệt mài cày ruộng, đến khi mặt trời đứng bóng mới chịu tháo cày cũng vào gốc đa ngồi mở cơm nắm ra ăn.
Thấy một ông lão cùng ngồi ở đó nhưng không ăn uống gì cả, anh ta mới lên tiếng hỏi:
- Xế trưa rồi ông không dùng cơm sao, hay là ông không sẵn mang theo, thôi cùng nắm cơm này ăn với cháu cho vui.
Anh nông dân vừa giở cơm, vừa mau mắn mời ông lão:
- Cháu mời ông dùng cơm…
Thấy thái độ anh nông dân dễ mến, Tả Ao không khách khí, bèn vui vẻ ngồi lại cùng ăn. Bốn năm ngày như vậy, anh nông dân vẫn một lòng kính trọng Tả Ao, mời cơm và ông cũng không lần nào từ chối. Đến bữa cuối cùng, bỗng ông nói với anh nông dân:
- Chắc anh vẫn không biết ta là ai? Ta chẳng giấu gì anh, ta chính là thầy địa lý Tả Ao đây!
Anh nông dân nghe danh Tả Ao đã lâu, nay có dịp diện kiến nên vừa mừng vừa hốt hoảng, liền quỳ lạy xin ông tha lỗi. Tả Ao đỡ anh nông dân đứng dậy nói tiếp:
- Ta xem anh là người có đức nên có ý giúp anh đặt một ngôi mộ sau này sẽ phát phúc, phát tài, cho anh nở mặt với thiên hạ…
Anh nông dân trả lời:
- Ông dạy quá lời, nhà cháu mấy đời nay đều là nông dân chân lấm tay bùn, bần hàn, đi cày thuê cuốc mướn kiếm cơm qua ngày, mong gì nở mày nở mặt với ai?
- Anh cứ yên tâm. Ta nói sẽ giúp anh được giàu sang phú quiý trong vòng 100 ngày thôi. Nào anh hãy dẫn ta ra nơi mộ của cha mẹ của anh đi, ta xem thế nào sẽ sửa cho.
Anh nông dân mừng rỡ bèn nghe theo lời Tả Ao, dẫn ông đi ra mộ của cha anh ta. Tả Ao xem xong mới truyền:
- Mộ đặt nơi thế đất không tốt, suốt đời sẽ bần hàn cơ cực. Phải đào lên cải táng, di dời qua nơi đất khác mà thôi.
Nói rồi bảo anh nông dân đào mộ lên, xếp xương cốt vào một chiếc hủ đất đem đi chôn ở một huyệt đất mà Tả Ao đã chọn sẵn. Xong đâu đấy, Tả Ao căn dặn:
- Anh nhớ không cho ai biết chuyện này. Một trăm ngày nữa, vào ngày mùi tháng ngọ, đúng giờ tý anh phải có mặt ở kinh đô, đứng ở hướng Đông. Hễ gặp một người đàn ông mặc áo trắng, đi hài xanh, từ trong thành chạy ra với bộ mặt hốt hoảng, thì anh cứ chạy lại bảo: “Con xin cứu ngài!”, rồi cõng thẳng về giấu trong nhà, ngày ngày lo cơm nước cho tử tế. Anh cứ thế mà làm, đừng suy nghĩ gì hết.
Nói xong, Tả Ao từ biệt anh nông dân mà đi thẳng, về sau anh ta có đi tìm nhưng chẳng biết ông đi về đâu.
Đúng như lời dặn của Tả Ao, đúng ngày giờ anh nông dân ra kinh đô đứng đợi ở cửa Đông. Bỗng nghe có náo động từ trong thành vọng ra nào tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng quân reo hò, tiếng người gào thét, rồi lửa bốc cháy đỏ rực một góc trời. Quả nhiên, một người đàn ông dáng thư sinh mặc áo trắng, đi hài xanh, hớt hải một mình chạy qua gần chỗ anh nông dân đang đứng. Anh ta chỉ đợi có thế bèn chạy đến bên nói to:
- Thưa ngài, con xin cứu ngài!
Nói đoạn ghé vai cõng người ấy chạy một mạch về giấu trong nhà. Người ấy dáng chừng sợ hãi, suốt ngày im lặng nghe ngóng động tĩnh. Anh nông dân cũng chẳng hỏi thân thế của người đàn ông ấy đang lo sợ đến quên ăn mất ngủ.
Vài ngày sau bỗng có loa truyền rằng, ai đang giữ vua ở đâu thì báo cho quan quân kịp đưa vua về kinh. Lúc ấy ông khách mới nói cho anh nông dân biết mình chính là vua, mấy ngày trước đây bị bọn gian thần định soán ngôi. Nhà vua sai anh ta đi báo cho quan quân biết nơi vua đang ở ẩn. Khi quan quân đến rước vua, vua cho phép cả anh nông dân cùng đi theo mình về kinh thành.
Tại kinh đô vua thiết triều, trấn an trăm họ và phong cho vị ân nhân là anh nông dân được làm quan đến chức nhị phẩm, cùng vàng bạc lụa là nhiều vô số kể. Như vậy, ngôi mộ mà Tả Ao đặt cho người cha anh nông dân, kết phát y như lời ông nói khi trước, chỉ trong vòng 100 ngày.
3. Tả Ao giúp làm quan
Quanh năm Tả Ao thường đi đây đó khắp trong nước để tìm những ngôi đất quiý. Một lần đi qua tỉnh nọ thấy có một ngôi đất rất đẹp, ông bèn buột miệng khen:
- Kiểu đất này mà đặt mộ thì chắc chỉ sáu tháng là phát làm quan. Nhà ai có phúc thì được hưởng thôi.
Sau đó ông đi về hướng làng, gặp một người đàn ông trung niên đi tới. Nhìn thấy nét mặt ông ta tuy phúc đức nhưng tướng lại khắc khổ quá. Tả Ao mới hỏi:
- Ông có muốn ra làm quan không?
Người đàn ông đáp:
- Lạy ông, nhà tôi bất hạnh ba đời, học hành chỉ đủ đọc sách, muốn làm quan không xong, thi cử đợt nào cũng thi rớt, nên nay vẫn sống kham khổ làm ruộng kiếm sống thôi. Được làm quan thì phúc ba đời để lại.
Tả Ao nghĩ bụng ông ta không nói sai. Rồi ngắm nhìn ông ta một lúc bèn nói:
- Thôi được, tôi sẽ giúp ông̣ đặt lại ngôi mộ tổ. Ông về lo sẵn 300 quan tiền.
Người đàn ông mừng lắm vội mời Tả Ao theo mình về nhà, gọi người thân ra đào ngôi mộ tổ, bốc xương cốt cho vào cái tiểu sành đem đến chôn sâu xuống huyệt đất do Tả Ao vừa thấy ban sáng mà táng lại. Xong việc, ông ta giữ lời, trao cho Tả Ao đủ 300 quan tiền, nhưng Tả Ao chỉ lấy có ba quan, còn lại ông bảo đem phát hết cho người nghèo khó trong làng.
Gần sáu tháng sau, vào một đêm không trăng, cả nhà ông ta đang quây quần dưới ngọn đèn bỗng có tiếng người gõ cửa. Người nhà ông ta ra mở cửa, thấy trước mặt là một ông tướng uy nghi lẫm liệt nhưng có vẻ đang thất cơ lỡ vận. Khách thật thà nói mình đang lỡ độ đường, xin gia đình cho ăn uống. Ông ta vốn hiếu khách vội sai người nhà nấu cơm đãi khách rất mực nồng hậu.
Cơm nước vừa xong, ông khách mới nói:
- Thưa ông̣, tôi là tội phạm đang bị nhà Chúa lùng bắt. Đằng nào tôi cũng không thoát khỏi. Xin ông̣ mang dây thừng trói tôi lại rồi đem nộp cho chúa Trịnh mà lĩnh thưởng. Như vậy dù tôi có bị hại, tôi cũng giúp ích được cho gia đình ông̣, còn hơn là uổng thân vô ích.
Cả nhà kinh ngạc sững sờ trước những lời nói của người khách lạ. Không ai nỡ hành động, nhưng ông khách cứ giục mãi, bất đắc dĩ họ phải làm theo.
Chúa Trịnh được ông ta giao nộp viên tướng thất thế, hết sức khen ngợi, bèn phong cho làm chức Tri huyện để trọng thưởng. Vị khách đó chính là Mạc Kính Đô, tướng nhà Mạc đang bị thất thế. Vì cảm tấm lòng tốt của người đàn ông mà Kính Đô đáp lại ông bằng một hành động lạ lùng có một không hai trong thiên hạ.
Đúng như lời tiên đoán của Tả Ao không sai. Chỉ trong sáu tháng là được làm quan.
4. Tả Ao giúp làm thợ
Một hôm Tả Ao đang đi đến vùng đất nọ. Thấy ngôi đình làng ở đây đặt hướng bị thất cách, ông đứng ngắm mãi rồi đến gần để xem cho rõ.
Giữa lúc trong đình đang làm lễ kỳ yên, các vị chức sắc trong làng đang chuẩn bị bữa tiệc chiều. Một người biết mặt Tả Ao liền chạy ra khẩn khoản mời ông vào trong đình. Các vị chức sắc được gặp thầy địa lý trứ danh nên mừng lắm, ông tiên chỉ trong làng nói:
- Hôm nay là ngày tế kỳ yên trong làng, may được gặp thầy thật là phúc cho cả làng này lắm. Nhân thể nay mai làng cho sửa lại ngôi đình, xin cụ coi cho cái hướng nào tốt, làm sao cho làng chúng tôi phát khoa bảng rầm rầm, nhằm đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho họ biết tay. Lâu nay cả làng chưa ai thi đậu cả.
Một ông hăng hái nói thêm:
- Cụ tiên chỉ nói phải đấy thưa cụ. Các làng bên, không làng nào không có tiến sĩ, cử nhân, xoàng thì cũng phó bảng, chót chét cũng tú tài. Riêng làng này chắc các cụ trước đặt hướng đình có nhầm nhỡ gì đây nên bao nhiêu năm trời vẫn suôn cành, không hưởng được trái lộc nào. Cụ đã đến đây xin ra tay giúp chúng tôi được đè đầu cưỡi cổ thiên hạ một phen cho hả dạ.
Tả Ao chỉ cười nói:
- Tưởng gì chứ nếu các cụ chỉ ước có vậy thì tôi xin ra tay, không dám nề hà gì nhưng chỉ xin 3000 quan tiền để lấy công thôi.
Các vị chức sắc nghe nói đến tiền công đến 3000 quan, thì lắc đầu le lưỡi, có người than thở:
- Làng này vì không đỗ đạt, nên không “tơ hào” được gì nên còn nghèo túng, chỉ mong sau này đè đầu cưỡi cổ được thiên hạ, nói gì 3000 đến 5000 quan chúng tôi cũng lo cho cụ được, mong cụ xem lại mà bớt cho.
Tả Ao nghĩ thầm trong bụng, ta lấy tiền giúp người nghèo chứ có phải dùng riêng đâu. Bọn chúng mi thích đè đầu cưỡi cổ thiên hạ để kiếm tiền hưởng thụ, thì ta sẽ chiều ý thôi. Nghĩ thế nên giận, Tả Ao lên tiếng:
- Nghe các vị nói như vậy, ta cũng cảm động lắm, thôi thì các vị có bao nhiêu để trả công, xin cứ nói thấy được ta giúp cho.
Vị tiên chỉ nghe Tả Ao nói thế, liền đáp:
- Trong đình chỉ còn vỏn vẹn 500 quan tiền, mong cụ lấy giúp.
Tả Ao lại giận trong lòng, đình làng nghèo mà cúng kỳ yên đến hai bò năm trâu mười lợn như thế này thì thánh thần nào chứng, nhưng để làm gương cho đám chức sắc, ông cũng hài hả đáp:
- Thôi được, mấy vị đã nói thế ta cũng giúp cho làng, sau này ai cũng đè đầu cưỡi cổ thiên hạ đều được cả.
Ngay sau đó, Tả Ao ra trước sân đình đặt tróc long định hướng, rồi cắm hướng mới cho ngôi đình. Xong ông cáo biệt đi thẳng.
Mấy tháng sau khi đình đã được xoay ngôi đổi hướng, các vị chức sắc kỳ mục không nói cho dân làng nghe chuyện, mà chỉ dặn con cháu ra công đèn sách nay mai ứng thí. Nhưng quái lạ, tất cả đám con trai, từ lớn đến bé hễ cầm quyển sách định học, nhưng học mãi mà chữ nghĩa chẳng vào đầu. Các thầy đồ được mời đến dạy cũng thở dài ngao ngán. Sau đó, thay vì sách vở bút nghiên, càng ngày càng có nhiều anh con trai con các chức sắc kỳ mục rủ nhau đi sắm hòm đồ nghề thợ cạo, xách đi khắp nơi hớt tóc dạo. Trong lúc hành nghề, họ tha hồ mà “đè đầu đè cổ” thiên hạ để… cắt tóc, cạo mặt, ngoáy tai…
Các cụ chức sắc lúc ấy mới ngã ngửa hiểu ra cái thâm ý của thầy Tả Ao trước đây nhưng cũng hiểu rõ vì quá tham lam, chỉ biết tư lợi cá nhân, nên mới bị Tả Ao chơi trác.
5 Tả Ao trị kẻ gian xảo
Ở tỉnh Đoài có một gã trọc phú thích công danh, chỉ ước cho hai con mình được đỗ đạt hầu vênh vang với thiên hạ.
Nhân dịp Tả Ao ghé qua tỉnh, nhà trọc phú bèn túm lấy năn nỉ ông, đặt giúp cho một ngôi mộ làm sao cho hai đứa con được đỗ bảng nhãn, thám hoa rồi được bổ làm quan.
Tả Ao nói :
- Nếu ông thực lòng muốn thế thì tôi sẽ giúp, nhưng tôi xin nói thật, để thỏa lòng việc này cũng phải tốn kém lắm!
- Tốn kém như thế nào xin ông cứ cho biết, tôi sẽ cố gắng lo liệu – gã trọc phú nói.
- Chí ít cũng phải 500 quan tiền. Ông biết đấy, đoạt được bảng nhãn, thám hoa, đâu phải chuyện chơi !
Gã trọc phú liền gãi đầu :
- Thưa ông, những 500 quan một ngôi mộ… chẳng giấu gì ông, tôi đang gặp cơn đen vận túng, chi những 500 quan một lúc, cũng khá nặng. Xin ông nới tay cho thì tôi cảm ơn lắm!
- Thế chí ít ông chi được bao nhiêu quan tiền?
- Chừng 200 quan có được không? Xin ông ra ơn làm phúc, sau này như ý tôi sẽ hậu tạ thêm !
- 200 quan thì sao đủ? Nào phải phân kim, xem hướng long mạch, định huyệt, rồi cúng tế cho ngũ phương, ngũ thổ long mạch thần linh, nào Trạch chúa, Sơn hà hải ngạn chi thần, nào đương niên đương canh mệnh vị thần quân, nào thành hoàng bản cảnh đại vương liệt vị ! Những ngần ấy thứ sao đủ sắm lễ…
- Thôi được! Ông đã có lòng giúp thì tôi cũng vui lòng dấn thêm, ta quyết với nhau 300 quan tiền nhé! Xin ông bắt tay vào việc ngay ch !
- Thôi được! Tôi nể lời ông lắm vì muốn tạo phúc cho con cái.
Tả Ao sau khi nhận tiền xong, sai người đi mua một chiếc tiểu sành. Còn bao nhiêu tiền đem cho những người nghèo khó hết.
Hôm sau, dưới sự chỉ dẫn của Tả Ao, gã trọc phú và đám gia nhân bốc ngôi mộ tứ đại chôn vào ngôi huyệt mới. Rồi Tả Ao giao cho gã trọc phú một ống tre, trong đựng một tờ “phép”, dặn phải đúng một năm sau mới được mở ra xem. Nếu táy máy mà giở ra đọc trước, ngôi mộ sẽ hỏng mất thì đừng trách ông.
Chưa được một năm, bỗng nhà trọc phú gặp liên tiếp nhiều tai họa, gia sản bị cướp bóc , lại bị thưa kiện, rồi bệnh hoạn. Hai thằng con trai thì đổ đốn bỏ học, đi chơi bời lêu lổng thêm tính nghiện hút. Gia đình lâm vào cảnh cùng quẫn, cả nhà phải xoay ra làm nghề mổ heo đem ra chợ bán kiếm miếng ăn. Mấy cha con hóa thành đồ tể.
Đúng ngày Tả Ao dặn, gã trọc phú tán gia bại sản mới giở ống tre ra xem, thì thấy có một mảnh giấy trong đó viết mấy câu sau:
Thiếu tiền 3 quan
Bị giảm 3 phần
Bút hóa ra cây xiên (thịt)
Nghiên hóa ra thớt
Bảng nhãn thám hoa
Hóa ra đồ tể!
Đọc xong tờ giấy, cả nhà mới ngã ngửa người ra. Thì ra lúc giao tiền cho Tả Ao, gã trọc phú đã cố tình đếm thiếu 3 quan. Gã có ngờ đâu hành vi ấy đã làm Tả Ao giận và ông đã đặt mộ tổ nhà kẻ trọc phú vào mảnh đất phát về nghề giết mổ.
6 Tả Ao và anh chàng học trò
Ở một làng có một anh chàng láu cá thượng hạng nhưng thông minh và hiếu học. Hoàn cảnh anh ta thật đáng thương, có người chị gái góa bụa có con thơ, vẫn phải đầu tắt mặt tối nuôi em ăn học. Hai chị em bữa đói bữa no.
Anh chàng cảm thấy vô cùng phẫn chí.
Bỗng một hôm anh ta nghe tiếng thầy Tả Ao đi qua làng, bèn liều mình đến lạy ông thương xót hoàn cảnh của hai chị em mà gia ân làm phúc. Tả Ao thấy anh ta mặt mày khôi ngô, lại tỏ ra con người có chí tiến thủ, bèn nhận lời.
Sau khi làm bữa cơm đãi thầy, người chị sụt sùi kể:
- Bẩm cụ chẳng may cho hai chị em cháu, cha mẹ đều mất sớm. Em cháu đã cố theo nghiệp bút nghiên, mà không hiểu sao đi thi mấy lần đều trượt. Nay chị em cháu trông cậy vào cụ, xin cụ rộng lòng thương!
Tả Ao mới hỏi:
- Thế mộ cụ thân sinh của chị đặt ở đâu?
Người chị nghe hỏi, càng nức nở khóc rằng:
- Thưa cụ, cha mẹ chúng cháu mất từ khi chúng cháu còn quá nhỏ, nên đến nay không còn biết mộ đặt ở chỗ nào nữa!
Tả Ao suy nghĩ rồi bảo:
- Thôi, cũng không can hệ gì!
Đoạn ông vừa uống rượu vừa chú ý nhìn ra ngoài sân. Chợt phát hiện có một luồng khí trắng từ dưới đất bốc lên, đích thị đó là khí long mạch.
Tả Ao liền nghĩ đến phép “táng sống”, một trong những phép vi diệu nhất của môn địa lý phong thủy.
Ông sai hai chị em đào một cái hố ở ngay địa điểm có luồng khí bốc lên, sâu hơn hai thước. Sau đó bảo chàng trai đứng xuống hố và dặn hễ thấy nóng tới đâu thì phải báo cho ông biết tới đấy.
Đoạn Tả Ao đứng ở một chỗ khác, dùng chân dậm lên long mạch, miệng khấn: “Bản xứ thổ địa long mạch thần linh, phóng hậu khí vào anh học trò thi cử lận đận”.
Quả nhiên anh học trò bắt đầu thấy nóng ran từ dưới bàn chân nóng lên đầu gối rồi lên đùi. Anh ta nghĩ rằng chắc càng nóng nhiều và càng lên cao trên mình thì càng tốt. Vì vậy anh ta cố sức chịu nóng. Tả Ao liền hỏi:
- Nóng đến đâu rồi?
Anh học trò thấy đã nóng tới đùi, nhưng nói dối rằng:
- Thưa cụ, tới bắp chân rồi ạ!
Lát sau Tả Ao lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
- Thưa, tới đùi rồi ạ!
Tả Ao dậm mạnh chân hơn rồi lại hỏi:
- Nóng tới đâu rồi?
Thực ra nóng đã tới vai, nhưng anh học trò láu cá lại bảo:
- Thưa, tới bụng rồi ạ!
Tả Ao lấy làm lạ, tại sao lần này hậu khí lại lên chậm như thế? Ông lập tức chạy đến chỗ chàng trai, sờ vào người thì thấy nóng đã tới vai. Ông bực lắm quát:
- Tại sao đã nóng tới vai mà anh lại bảo mới nóng đến bụng? Anh nói dối thế này rồi sẽ gặp đại họa. Tôi bảo trước cho anh biết, sau này anh tuy được làm quan nhưng sẽ phải chết bất đắc kỳ tử.
Nói xong, Tả Ao vào khoác tay nải đi luôn một mạch. Vừa đi ông vừa hối hận, rằng đã già trên đầu hai thứ tóc còn bị một thằng con nít́ lừa. Giá ông không nhanh trí chạy lại sờ xem thì chắc anh chàng láu cá sẽ chờ nóng đến đầu, ắt sẽ được làm vương.
Hiệu quả của sự “táng sống” này thật là mầu nhiệm. Từ hôm đó, anh chàng học một biết mười, chẳng bao lâu chiếm được bảng vàng rồi được bổ làm quan đến chức nhất phẩm, nhưng về sau trong nước xảy ra loạn lạc, vua sai anh ta cầm quân đi đánh và bị trúng tên chết liền tại trận.
7 Tả Ao và làng làm nghề đóng cối
Một hôm Tả Ao đang đi bị lỡ độ đường, ông phải vào một làng xin ngủ đỡ qua đêm.
Tả Ao đi đã nhiều nơi nhưng không thấy nơi đâu buồn tẻ như cái làng này. Tất cả đàn bà trong làng đều tất bật lam lũ, gồng gánh suốt từ mờ đất cho đến lúc gà lên chuồng vẫn chưa ngơi tay. Họ phải làm hàng xáo (bán gạo thóc), nào đong gạo, phơi phóng, sàng sẩy, phân loại gạo nào ra thứ gạo ấy rồi gánh ra chợ đua tài buôn chín bán mười, lấy tiền nuôi chồng nuôi con. Trong khi các ông chồng lại quanh năm không mó tay vào một công việc gì. Suốt ngày rủ nhau hết rượu chè hút xách, lại cờ bạc thâu đêm suốt sáng.
Tuy làng này đối với ông không có họ hàng gì, nhưng không hiểu sao Tả Ao vẫn không thể nào nhẫn tâm mà bước đi tiếp. Ông nghĩ phải tìm cách kiếm cho bọn đàn ông trong làng một nghề ngỗng gì đó cho họ làm.
Sáng hôm sau, ông ra quán nước đầu làng ngồi uống nước, gặp ngay vị tiên chỉ. Sau câu chào hỏi làm quen, Tả Ao nói:
- Bẩm cụ, tôi là thầy địa lý, hôm nay rảnh rỗi đi xem phong thủy vùng ta hung cát thế nào…
Ông tiên chỉ mừng rỡ kêu:
- Ối trời đất ơi! Thì ra cụ là thánh địa lý Tả Ao đấy à. Lạy thánh mớ bái, tôi thật là được văn kỳ thanh mà bất kiến kỳ hình. Thưa cụ, xin mời cụ vào trong đình để các vị bản chức trong làng được yết kiến thánh nhan của cụ và xin cho mấy lời chỉ bảo, xem cái lẽ hung kiết của làng ra sao. Sau nhờ bảo ban cho chúng tôi một lời.
Trước sự niềm nở của ông tiên chỉ, Tả Ao bằng lòng theo ông ta vào trong đình. Ông được các vị chức sắc trong làng thiết đãi khá tươm tất. Sáng hôm sau tất cả hương chức cùng nhau dẫn thầy đi xem phong thủy. Nhân tiện, Tả Ao hỏi xem trong làng này có nghề gì phát đạt nhất.
Cụ tiên chỉ đáp:
- Ấy thưa cụ, trong làng này độc nhất có nhà tôi làm nghề làm cối xay đã lâu. Cái nghề tuy kiếm được đồng tiền bát gạo, nhưng phải cái lao lực chứ không được nhàn hạ. Vì vậy mà bao nhiêu tráng đinh trong làng quen dài lưng chẳng ai chịu theo nghề. Tôi cũng rất lấy làm tiếc.
Tả Ao nghe xong vừa đi vừa nghĩ, rồi ông lẩm bẩm:
- Không chịu theo, lười lao động hả. Rồi ta cho phải theo, phải làm tất.
Chợt Tả Ao phát hiện ra một gò đất ở cuối làng, cho rằng có thể làm nên cơ sự ở cái gò đất này.
Ông bảo với vị tiên chỉ:
- Cái gò này án ngữ ở đây không lợi cho làng ta mấy. Nó cản trở cả phần đinh (sinh con sinh cháu) lẫn phần phú (tiền tài). Vậy phải được cải đổi đi một phần, tất sẽ có lợi.
Các hương chức đều nhất trí:
- Cụ dạy thế nào chúng tôi xin thi hành như thế. Được như lời cụ thì thật phúc cho làng quá.
Ngay lập tức các tuần đinh được điều động mang cuốc xẻng ra bạt hai dẻo đất phía tả và phía hữu của gò đất, như thể cắt bớt cánh của con chim ưng. Gò đất chỉ còn lại một ụ tròn, hai bên có hai cái tai như tai cối xay gạo.
Thấy lạ một vị kỳ mục lên tiếng thắc mắc hỏi:
- Thưa cụ tôi xin hỏi, cứ như con mắt tôi nhìn thì gò đất này bây giờ trông sao mà giống cái cối xay gạo đến thế?
Tả Ao cười:
- Thưa cụ, sách địa lý đã dạy: “Địa lý bất ngoại địa hình” (địa lý không ngoài hình thể đất đai). Nên sau này về hậu sự, các cụ sẽ thấy sách dạy không sai.
Sau khi cải đổi hình thể gò đất xong, Tả Ao cáo bận xách túi đi ngay. Các hương chức biếu ông tiền, ông cũng nhất định từ chối.
Quả nhiên mấy tháng sau, tình hình trong làng khác hẳn. Các bà vợ đều mang thai hết một loạt. Rõ ràng làng đã phát về “đinh”, nhưng đồng thời vì bận con mọn nên không ai đi bán hàng xáo nữa.
Các ông chồng hết còn cơ hội bám váy vợ để hưởng thụ an nhàn, nên cực chẳng đã phải tính cách đi kiếm sống. Ông tiên chỉ cho gọi họ sang mở lò đóng cối, không một ai chê bai gì nữa. Tình trạng rượu chè cờ bạc của cánh đàn ông hầu như tuyệt hẳn mà cái nghề làm cối xay này rõ ràng là kiếm ăn được, cối xay làm ra không kịp để bán. Các lái buôn từ các tỉnh tín nhiệm thứ cối gỗ mít thượng hạng của làng, đã ùn ùn kéo đến mua cối về bán.
Tất cả mọi người ngẫm lại lời của Tả Ao nói ngày trước mà bái phục. Rõ ràng “địa lý bất ngoại địa hình” là cuối làng có một gò đất có hình cối xay và làng thì lại phát ề nghề làm cối xay, nổi danh khắp thiên hạ!