Dòng chảy xa bờ, sống sót khi đi tắm biển

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Kiến thức bổ ích cho những người, gia đình nào sống gần biển, hay đi chơi biển, tắm biển, chuẩn bị kiến thức, hiểu biết và cách cứu nguy khi rơi vào vùng nước xoáy, còn gọi là dòng chảy xa bờ.

Dòng chảy xa bờ là gì ?Thông thường sóng đánh ở ngoài khơi, nước chỉ chuyển động dập dờn tại chỗ, nhưng với sóng ở gần bờ, thì nước được dồn từ biển lên bờ. Do mực nước càng gần bờ càn nông hơn so với ngoài khơi. Chính vì thế lượng nước được đưa từ ngoài khơi này vào bờ chúng tập hợp lại cho đến khi tìm được đường ra biển tạo nên dòng chảy xa bờ (RIP CURRENT)

Dòng chảy xa bờ thông thường có chiều rộng khoảng 1-3m, cũng có khi rộng đến cả chục mét, phụ thuộc vào địa hình của bờ biển. Hiện tượng sảy ra tại bất cứ đâu có sóng đánh vào bờ của đại dương, bãi biển, hồ lớn.

Dòng chảy xa bờ thông thường có vận tốc thay đổi từ 0.5m/s đến 1m/s đôi khi có thể đạt tới 2m/s(nhanh hơn so với cả vận động viên bơi lội Olympic)

Nguyên nhân:

Sóng đập vào bờ khiến nước rẽ sang hai bên, dòng nước này di chuyển dọc theo bờ cho đến khi tìm ra lối thoát ngược ra khơi. Thường thì dòng chảy rút xa bờ hoạt động trong phạm vi hẹp và xảy ra trong vùng nước có những dải cát, dưới cầu tàu, hoặc dọc những đê chắn sóng.
Nhiều người hiểu lầm rằng dòng chảy rút xa bờ đủ mạnh để kéo nạn nhân xuống dòng nước sâu, nhưng thật ra dòng chảy này chỉ mạnh khi hoạt động trên mặt nước. Chính vì dòng chảy mạnh trên mặt nước nên nó có khuynh hướng nhấn chìm những đợt sóng khiến người ta nghĩ rằng đây là vùng biển lặng và thu hút nhiều người đến tắm.
Đã có những thí nghiệm với mục đích dò ra dòng chảy rút xa bờ bằng cách đổ nước nhuộm màu vào đầu dòng chảy ngay tại bờ biển



Cách nhận dạng dòng chảy xa bờ

Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:

Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.


Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.
 Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ / bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.




Dòng chảy rút xa bờ là nguy cơ rình rập những ai thích tắm, bơi lội, hoặc lướt sóng ở biển và hồ. Chúng kéo họ ra xa bờ. Cái chết do đuối nước sẽ đến khi họ kiệt sức vì cố bơi ngược dòng chảy.
Dòng chảy rút xa bờ cũng gây nguy hiểm cho những người không biết bơi: một người đứng tắm ở mực nước ngang hông vẫn có thể bị kéo ra xa, bị chết đuối vì không biết bơi hoặc do không mang phao cứu sinh. Phụ thuộc vào địa hình, có những bãi biển thường có dòng chảy rút xa bờ, một vài bãi biển khét tiếng vì thường xuyên có dòng chảy loại này.
Hiểm họa lớn nhất trong số những mối nguy hiểm tự nhiên xảy ra tại các bãi tắm là do dòng chảy rút xa bờ.
Dù vậy, những vận động viên lướt ván và bơi xuồng kayak thường sử dụng dòng chảy rút xa bờ để ra khơi mà không tốn nhiều sức.
Nhưng khi mắc phải dòng xoáy tử thần, bạn hãy cố gắng thực hiện những điều sau đây:
Nên nhớ rằng dòng chảy không nhấn chìm bạn xuống nước, nó chỉ kéo bạn ra xa khỏi bờ, và nó chỉ hoạt động trong một phạm vi hẹp.

Không được hoảng sợ. Đây là điều tối quan trọng. Cảm giác bị cuốn trôi ra ngoài khơi chắc chắn sẽ rất tệ và kinh khủng, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Dòng rút bờ sẽ không hút bạn xuống đáy mà chỉ đưa bạn ra xa bờ thôi. Và thông thường, dòng chảy tức thời đưa bạn ra xa bờ khoảng 30m.

Không bơi ngược dòng. Đừng cố gắng bơi ngược dòng chảy xa bờ bởi hầu hết các trường hợp chết đuối vì dòng ngược không phải vì bị hút xuống dưới mà vì người bị nạn quá hoảng loạn và cố gắng bơi ngược dòng nước. Đây là điều không thể, vì với vận tốc 2,5m/s thì dù có là Michael Phelps - anh chàng kình ngư người Mỹ với nhiều kỷ lục thế giới - cũng sẽ kiệt sức và chết đuối mà thôi.

Bơi ngang bờ biển. Thay vì cố bơi ngược dòng, hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.


Đi theo dòng chảy. Đối với những người không biết bơi, hoặc đã đuối sức, không đủ thể lực để thoát khỏi dòng ngược, hãy thả nổi mình trôi theo dòng. Khi đã hết dòng ngược, cố gắng bơi song song với bờ biển, hoặc ra hiệu cho cứu hộ hoặc người dân gần đó ứng cứu.

- Đối với người bơi yếu+ Bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển / đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức.+ Nếu đòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ. Một lần nữa, nếu thấy không thể chạm bờ biển / đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức.
- Nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn, cần quan sát các chỉ báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

- Cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.

Cuộc Sống Bên Tôi,Kho Tri Thức,PhoTo Gallery

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét