Nay xin giải đáp rằng đây là 2 lễ hoàn toàn khác nhau, khác nhau về ý nghĩa và khác nhau về nguồn gốc, xong đều vì mục đích cao cả, một lễ thể hiện sự đền ơn. Một lễ là để làm phúc cho thiên hạ.
1.Câu chuyện thứ nhất lễ vu lan bắt nguồn từ câu chuyện hiếu thảo của ông Mục Kiền Liên:
Mục Kiền Liên vốn là đệ tử nhà phật, tu tập có thành quả và đã chứng quả A La Hán, có pháp lực và có thể nhìn thấu nhân gian, âm tào địa phủ. Tuy nhiên mẹ ông là bà Thanh Đề lại là người rất độc ác và phạm rất nhiều tội lớn khi còn sống. Thế nên khi ông dùng phép thần thông của mình để tìm mẹ thì thấy bà đang bị đày làm Ngạ Quỷ ở dưới 18 tầng địa ngục rất khổ sở. Một mình ông, với tài phép thần thông của mình cũng không cứu được mẹ thoát khỏi sự đày đọa dưới địa ngục, ông liền về thưa với đức phật và được người dạy cho cách là vào ngày rằm tháng 7 ông phải sắm sanh các lễ vật cúng dường các chư tăng, rồi nhờ các vị ấy hợp lực lại cứu mẹ mới có thể thành công. Ông làm đúng như theo lời phật dạy, và cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục. Chính vì lẽ đó ngày rằm tháng 7 được coi là ngày lễ báo hiếu, của con cái đối với cha mẹ.
2. Lễ cúng cô hồn:
Lễ cúng cô hồn lại liên quan đến câu chuyện của ông A Nan. Ông A Nan một hôm đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con quỷ miệng lửa, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa. Con quỷ bảo ông A Nan 3 ngày sau sẽ chết và cũng biến thành quỷ miệng lửa như nó. Ông A Nan sợ quá bèn xin con quỷ bày cho cách thoát nạn. Con quỷ nói, ngày mai ông phải thí cho lũ quỷ chúng tôi, mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì lũ quỷ đói cúng dường tam bảo, thì ông vừa được thêm thọ mà lũ quỷ lại được siêu sinh, luân hồi, đầu thai sinh về cõi trên. Ông A Nan nói chuyện này với đức phật và được phật truyền cho bài kinh để khấn trong lễ cúng để được thêm phước. Như vậy sau này vào ngày rằm tháng 7 người ta thường hay làm lễ cúng cô hồn hay còn gọi là Xá Tội Vong Nhân. Và chuẩn bị đồ ăn cho những con quỷ đói.
Hai lễ cúng Vu Lan và cúng Cô Hồn liên quan đến hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng đều vì những mục đích cao đẹp, một là hiếu thảo, hiếu hạnh, nhớ ơn, đền ơn, một là tạo phước, tạo phước cho người cũng là tạo phước cho mình. Ở Việt Nam chúng ta cúng cả 2 lễ này, nhưng ở miền nam thì trọng lễ Vu Lan hơn, miền bắc lại trọng lễ Xá Tội Vong Nhân.
sà
Trả lờiXóa